CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 22): LOẠI CHỈ TẢ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
LOẠI CHỈ TẢ
Tỳ vị hư nhược, công năng tiêu hóa hấp thu kém dẫn đến đại tiện lỏng lâu ngày không khỏi, nên dùng Xích thạch chi, Vũ dư nương… phối hợp với thuốc kiện tỳ ích vị để sáp trường chỉ tả. Loại này có 6 vị thường dùng là:
1.VŨ DƯ NƯƠNG (CỦ NÂU)
Tên khác: Củ nâu – Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Củ nâu – Dioscoreaceae.
Mô tả: Dây leo, thân tròn, nhẵn, có nhiều gai ở gốc, có 1-2 củ mọc từ một mấu ở gốc thân, trên mặt đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng. Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le ở gần ngọn. Hoa mọc thành bông. Quả nang có cuống thẳng, có cạnh. Hạt có cánh xung quanh.
Bộ phận dùng: Củ – Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, thường có tên là Thự lương.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi của nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh hoá, Nghệ An. Có khi được trồng. Là cây thường dùng để nhuộm vải lưới cho có màu nâu bền. Cũng dùng để thuộc da. Củ thường được bán ở các chợ nông thôn và thành phố. Tuỳ theo màu sắc của nhựa, màu đỏ nhạt, màu xám nhạt, màu vàng nhạt hay hơi hồng, mà người ta gọi tên Củ nâu dọc đỏ, củ nâu dọc trai và củ nâu trắng. Củ nâu dọc trai dùng nhuộm tốt hơn.
Thành phần hoá học: Củ chứa nhiều tanin catechic (đến 6,4%) và có tinh bột.
Tính vị, tác dụng: Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm thuốc chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa:
1. Chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh;
2. Ho ra máu, thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu;
3. Viêm ruột, lỵ;
4. Thấp khớp tạng khớp, liệt nhẹ nửa người.
Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, bị thương chảy máu. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; bên ngoài nghiền củ để đắp.
Bài thuốc:
1. Chữa phụ nữ tích huyết thành hòn cục; lấy bã Củ nâu (sau khi đã mài với nước vắt lấy nước cốt để nhuộm) sấy khô tán bột uống 8g, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 20g bã Củ nâu sắc uống.
2. Chữa bị thương gãy xương; dùng Củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã sửa xương lại như cũ.
3. Chữa đi lỵ ra máu mũi; dùng bã Củ nâu đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 3g, ngày uống 3-4 lần.
4. Liệt nửa người; dùng 60g củ ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày, lấy nước chiết uống, ngày dùng 15-30cc trước khi ngủ.
2. XÍCH THACH CHI
Tên khác: Đại Giả thạch, Xích thạch, Còn gọi là tu hoàn, huyết sư, hoàng thổ đỏ, thổ chu, chu thạch, xích thạch, huyết thạch, tử châu, linh lăng, thiết chu, kinh thiết
Tên khoa học: Haematitum Tên khoa học Hematite
Mô tả: Đất hình khối có chất cứng, đập vụn có bột màu đỏ nâu, loại kết tinh gọi là “Huy thiết khoáng đại giả”, loại bán kết tinh là “Xích thiết khoáng đại giả” bên trong có dạng như cái biếu u tròn đinh trống gọi là “Đinh đầu đại giả” là loại phẩm chất tốt nhất.
Chế biến: Đem nguyên cục đập thành từng cục nhỏ như hạt đậu xanh.
1- Dùng sống.
2- Nung lửa đang còn lửa nóng, sau khi đỏ hồng thì lấy ra, xong ngâm trong nước giấm 3-7 lần sau đó đâm vụn ra dùng nước lạnh ngâm 24 giờ (cứ 12 giờ thay nước 1 lần) phơi khô cất dùng.
Bộ phận dùng: Thứ mầu đỏ nâu, mặt bẻ ngang nổi rõ các lớp xếp chồng nhau.
Tính vị: Vị cay, tính lạnh
Quy kinh: Vào kinh can và tâm bào
Hoạt chất: Deferric trioxide, aluminum, silicon, magnesium, tin
Tác dụng: Bình Can tiềm dương, Giáng khí và cầm nôn, cầm máu, trấn khí nghịch, dưỡng âm huyết.
Đại gia thạch bẩm thụ khí âm trong thổ mà sống, Bản kinh ghi rằng nó có vị đắng khí hàn. Biệt lục thêm vào vị ngọt không độc, khí nhẹ nồng, thuộc âm đi xuống vào kinh thủ thiếu âm, túc quyết âm. Thiếu âm là quân chủ chi quan, hư thì hoãn sợ mà các tà khí dễ nhập vào, hoặc là qủy chú tà khí, hoặc tinh vật ác qủy, hoặc là khí hoảng sợ vào bụng, sẽ tự xâm nhập vào. Dược tính trấn tĩnh thì Tâm quân thái bình mà mờ huyết tý huyết ứ tặc phong, và các bệnh băng lậu đới hạ của phụ nữ, đều bởi huyết nhiệt của hai kinh can tâm gây ra, vì vị ngọt tính lạnh lương huyết được nên chủ trị được các chứng như trên. Vị ngọt tính hàn lại giải được độc nên chủ cố độc trúng ở vùng bụng. Nội kinh nói rằng “Tráng hỏa thực khí, Thiếu hỏa sinh khí” hỏa khí quá thịnh thì âm nuy, có tính nặng mà trụy xuống, do đó lại chủ về sinh khó thai không ra được và trụy thai
Liều Dùng: 10 – 30g
Chủ trị:
– Trị ợ hơi, nấc, nôn ra đờm, máu do Vị khí nghịch lên.
– Can thận âm hư và Can dương vượng biểu hiện đầu và mắt sưng đau, hoa mắt chóng mặt: Ðại giả thạch phối hợp với Long cốt, Mẫu lệ, Bạch thược, Quy bản và Ngưu tất trong bài Trấn Can Tức Phong Thang.
– Vị khí nghịch biểu hiện nôn và ợ. Ðại giả thạch phối hợp với Tuyền phúc hoa, Gừng tươi và Bán hạ trong bài Tuyên Phúc Ðại Giả Thang.
– Hen do Phế Thận hư: dùng Ðại giả thạch hợp với Nhân sâm và Sơn thù du.
– Xuất huyết do huyết nhiệt (nhiệt bức huyết vong hành) biểu hiện nôn máu và chảy máu cam: Ðại giả thạch hợp với Bạch thược, Trúc nhự và Ngưu bàng tử trong bài Toàn Phúc Đại Giả Thang
– Rong kinh rong huyết biểu hiện hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu: Ðại giả thạch hợp với Vũ dư lương, Xích thạch chi, Nhũ hương và Một dược.
Kiêng kỵ
Ngoại cảm phong hàn và mới bị bệnh nhiệt. Hạ bộ hư hàn không nên dùng, dương hư âm hàn cấm dùng, sợ thiên hùng, phụ tử, phụ nữ có thai cấm dùng.
3.KHIẾM THỰC
Tên khác: Hạt đuôi chồn, Đại khiếm thực, Kê đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu), Khiếm thật
Tên khoa học: Semen Euryales Ferocis
Nguồn gốc: Nhân hạt của quả chín đã phơi khô của cây Khiếm thực (Euryale ferox Salisb.), họ Súng (Nymphaeaceae).
Cây được trồng trong các ao đầm của Trung Quốc, nước ta chưa thấy cây này.
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn.
Tính vị: Vị ngọt, sáp, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ và thận
Hoạt chất: Trong Khiếm thực có 4,4% Protid, 0,2% Lipid, 32% Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C,
Thành phần hoá học chính: Hydratcarbon, protein, lipid, vitamin C.
Dược năng: Kiện tỳ, chỉ tả, ích thận, bế khí, táo thấp
Liều Dùng: 12 – 20g
Chủ trị:
– Chủ trị ăn không tiêu, đại tiện lỏng, khử thấp ở tỳ. Kiện thận, trị mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm.
– Trị hoạt tinh, di tinh, tiết tinh: Khiếm thực 80g, Liên tu 80g, Liên tử 80g, Long cốt 40g, Mẫu lệ 40g, Sa uyển tật lê 80g, Liên tử tán bột để riêng, nấu làm hồ để trộn với thuốc bột của các vị kia, làm thành hoàn. Ngày uống 16 – 20g (Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn Y Phương Tập Giải).
– Trị mộng tinh, hoạt tinh: Kê đầu nhục (Khiếm thực) 60g, Liên hoa nhụy 30g, Long cốt 60g, Ô mai nhục 60g. Tán bột. Lấy Sơn dược chưng chín, bỏ vỏ. Nghiền nát như cao, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói (Ngọc Tỏa Đơn ¿ Lỗ Phủ Cấm phương).
– Trị di tinh, bạch trọc: Khiếm thực, Kim anh tử. Trước hết lấy Khiếm thực gĩa nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao Kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn -Thông Hành).
– Trị đới hạ do thấp nhiệt: Khiếm thực, Hoàng bá, Xa tiền tử, sắc uống (Trung Dược Học).
– Trị đới hạ do Tỳ Thận hư: Khiếm thực, Sơn dược, sắc uống (Trung Dược Học).
– Trị tiêu chảy mạn tính do Tỳ hư: Khiếm thực, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh, sắc uống (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ:
Táo bón, tiểu không thông không dùng
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply