CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

II/ LOẠI CHỈ HUYẾT
Loại thuốc này có tác dụng cầm máu ở mọi chỗ xuất huyết trong và ngoài cơ thể như thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết, băng lậu và sang thương xuất huyết. Khi dùng căn cứ nguyên nhân và chứng trạng xuất huyết chọn thuốc phối ngũ để tăng cường công hiệu. Như xuất huyết do máu nóng chảy càn thì nên phối hợp vớ thuốc thanh nhiệt lương huyết, do âm hư dương thịnh thi nên phối hợp với thuốc dưỡng âm tiềm dương; do khí hư không nhiếp huyết thì nên phối hợp vớ thuốc bổ khí.
Sử dụng thuốc cầm máu, chỉ trừ loại bệnh xuất huyết đơn thuần hoặc một lúc xuất huyết quá nhiều cần cấp cứu cầm máu, con đều phải chú ý có ứ huyết hay không; nếu huyết ứ chưa hết, nên dùng chung với thuốc hoạt huyết hóa ứ, không chỉ đơn thuần cầm máu để khỏi bị máu ứ đọng. Có thứ thuốc cầm máu phải sao cháy tồn tính để tăng công hiệu. Loại này gồm có 6 vị thông dụng là:

1.
Tên khác: Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán.
Tên khoa học: Radix Notoginseng
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen = Panax pseudo- ginseng Wall), họ Nhân sâm (Araliaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, vị
Hoạt chất: Arasaponin A, Arasaponin B, chất dầu, đường và nhựa
Thành phần hoá học chính: Saponin.
Dược năng: Tán ứ huyết, chỉ huyết, giảm sưng, giảm đau
Công dụng: Thuốc bổ cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).
Một số dược liệu mang tên Tam thất:
– Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.
– Tam thất nam: là thân rễ cây Stahlianthus thoreli Gagnep., họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang ở một số vùng núi phía Bắc.
– Khương tam thất (Tam thất gừng): là thân rễ của cây Kaempferia rotunda L., họ Gừng (Zingiberaceae). Được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh.
Chủ trị:
-Thuốc bổ cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).
– Trị thổ huyết, băng huyết, lỵ ra huyết, ứ huyết do tổn thương (dùng tươi).
– Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài dùng bột Tam thất hoặc phối hợp với Hoa nhuỵ thạch và Huyết dư tán.
– Xuất huyết và sưng do chấn thương ngoài dùng Tam thất dạng bột dùng ngoài.
– Tam thất chỉ huyết, tán ứ sinh tân, có đặc điểm chỉ huyết mà không gây ứ huyết. Đối với các loại xuất huyết, vô luận là có bị ứ đọng hay không đều có thể sử dụng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với thức ăn hoặc uống bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Ghi chú:
Người ta còn dùng hoa Tam thất pha uống như chè.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ định của thầy thuốc
– Bệnh nhân có các triệu chứng nôn mửa, biếng ăn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi dùng với sự chỉ định của thầy thuốc

tam that bac CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

2.
Tên khoa học: Rhizoma Bletillae
Nguồn gốc: Thân rễ đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Bletilla hyacinthina R. Br. = Bletilia striata (Thumb.) Reichb.f.), họ Lan (Orchidaceae).
Cây mọc hoang ở vùng núi cao hoặc trồng làm thuốc và làm cảnh.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, phế, vị
Hoạt chất: Acacia gum, tragacanth, bletilla mannan, bletilla-gluco-mannan, starch
Thành phần hoá học chính: Chất nhầy.
Dược năng: Cầm máu, dưỡng phế, giảm sưng, sinh cơ
Công dụng: Làm thuốc cầm máu trong trường hợp viêm phổi ho ra máu, chảy máu cam, trĩ, chữa bỏng, chân tay nứt nẻ.
Chủ trị:
– Ho ra máu do phế âm hư dùng Bạch cập với A giao, Ngẫu tiết và Tỳ bà diệp.
– Nôn ra máu dùng Bạch cập với trong bài Ô Cập Tán.
– Xuất huyết do chấn thương nội tạng dùng bạch cập một mình, uống
– Mụn nhọt và sưng tấy đỏ, nóng và đau dùng Bạch cập với Kim ngân hoa, Xuyên bối mẫu, Thiên hoa phấn và Tạo giác thích trong bài Nội Tiêu Tán.
– Mụn nhọt lở loét lâu ngày không khỏi dùng Bạch cập tán bột rắc vào vết thương.
– Da nứt nẻ hoặc chân tay bị rạn nứt dùng Bột Bạch cập hoà với dầu vừng bôi.
Cách dùng, liều lượng:
Thường phối hợp trong các đơn thuốc chữa bệnh phổi, ho ra máu.
Liều Dùng: 3 – 15g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột rắc vào vết bỏng.
Kiêng kỵ:
Phế, vị có thực hoả không nên dùng. Bạch cập kỵ Phụ tử, Ô đầu.

bạch cập CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

3.TRẮC BÁ DIỆP
Tên khoa học: Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae).
Bộ phận dùng: Cành lá non (Cacumen Bietae – ), nhân hạt chín phơi khô (Semen Biotae – Bá tử nhân).
Tính vị: Vị đắng tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, phế và đại trường
Hoạt chất: Volatile oid, juniperic acid, sabinic acid
Thành phần hoá học chính:
Cành lá: Tinh dầu, nhựa, vitamin C, glycosid tim.
Nhân hạt: Dầu béo, saponin.
Dược năng: Thanh huyết nhiệt, chỉ huyết, giảm ho, trừ đàm
Công dụng:
Cành lá: chữa chảy máu cam, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết.
Nhân hạt: an thần, chữa mất ngủ, đại tiện bí, mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng:
Trắc bách diệp: ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. Khi dùng thường sao cho cháy sém đen (gọi là Trắc bách diệp thán).
Bá tử nhân: ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, cao.
Chủ trị:
– Trị thổ huyết, lỵ ra máu, trị thấp nhiệt.
– Xuất huyết do nhiệt thịnh biểu hiện như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, tiểu ra máu: Dùng Trắc bá diệp với Đại kích, Tiểu kế, và Bạch mao căn.
– Xuất huyết do cơ thể hư, hàn: Dùng Trắc bá diệp với Ngải diệp.
– Trị rụng tóc do chứng chốc đầu
Kiêng kỵ:
Không phải thấp nhiệt thì không nên dùng

trắc bá diệp CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

4.
Tên khoa học:
Radix et Rhizoma Sanguisorbae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ, thân cây hay toàn cây phơi hay sấy khô của cây Địa du (Sanguisorba officinalis L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Tanin, flavonoid, saponin.
Công dụng: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu…
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

địa du CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

5. HÒE HOA
Tên khác:
Tên khoa học: Stypnolobium japonicum (L.) Schott = Sophora japonica L., họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng:
Nụ hoa phơi hay sấy khô (Hoè hoa – Flos Stypnolobii japonicum = Flos Sophorae japonicae)
Quả hoè (Hoè giác – Fructus Sophorae japonicae)
Tính vị: Vị đắng tính mát
Quy kinh: Vào kinh can và đại trường
Hoạt chất: Rutin, betulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B, sophorin C, quercetin, rutoside
Dược năng: Thanh huyết nhiệt, chỉ huyết, mát gan thanh nhiệt
Liều Dùng: 10 – 20g
Chủ trị:
– Trị xuất huyết, chấy máu cam, ho ra máu, băng huyết, xích bạch lỵ
– Trị đau mắt, cao huyết áp (dùng sống) do can nhiệt.
– Mát gan, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt do can nhiệt
Nụ hoa hoè sao đen: Chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết.
Nụ hoa sống chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 8-16g dạng thuốc hãm hoặc sắc.
Chiết xuất rutin, bào chế theo y học hiện đại (viên rutin C).
Quả hoè có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hàn, hư yếu, phụ nữ có thai không dùng.

hoa hòe CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

6.Ô TẶC CỐT
Vị thuốc: Ô Tặc Cốt
Tên khác: Mai mực, hải phiêu tiêu
Tên khoa học: Os Sepiae
Nguồn gốc: Dược liệu là mai rửa sạch phơi hay sây khô của con Cá mực (Sepia esculenta Houle), họ Cá mực (Sepiidae).
Thành phần hoá học chính: Các muối calci (calci carbonat, calci phosphat), acid hữu cơ , natri chlorid, chất keo.
Tính vị: Vị mặn, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận, vị
Hoạt chất: Calcium carbonate, chitin, sodium chloride, calcium phosphate, magnesium chloride
Dược năng: Chỉ huyết, cố tinh, chỉ thống, táo thấp, sinh cơ, chỉ lỵ
Liều Dùng: 5 – 12g
Chủ trị:
– Trị đới hạ, bế kinh, đau dạ dày.
– Xuất huyết, tiểu có máu: Dùng Hải phiêu tiêu với Thiến thảo, Tông lư thán và A giao, có thể dùng riêng Hải phiêu tiêu chữa chảy máu do chấn thương ngoài.
– Thận kém biểu hiện như xuất tinh, hoặc khí hư: Dùng Ô tặc cốt với Sơn thù du, Sơn dược, Thố ti tử và Mẫu lệ.
– Ðau dạ dày và ợ chua: Dùng Hải phiêu tiêu với Xuyên bối mẫu trong bài Ô Bối Tán. Chất Calcium carbonate trong Hải phiêu tiêu có tác dụng như antacid.
– Eczema hoặc lở loét mạn tính. Dùng Ô tặc cốt với Hoàng bá và Thanh đại, tán bột, bôi.
Dùng chữa đau dạ dày, cầm máu, lao lực.
Than Ô tặc cốt để chữa bệnh ỉa chảy.
Kiêng kỵ: Hải phiêu tiêu kỵ Phụ tử, Bạch cập

ô tặc cốt CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 18): LOẠI CHỈ HUYẾT

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>