CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

(tiếp theo kỳ 14)
4.
Tên thuốc: Herba Lycobi
Tên khác: Lá , Hương thảo, Lan thảo
Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz., họ Cúc (Asteraceae).
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Eupatorii).
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi ấm.
Quy kinh: Vào kinh Can và Tỳ.
Thành phần hoá học chính: Coumarin.
Công dụng: Lợi tiểu chữa sốt, chữa mụn nhọt, lở ngứa, Bổ máu và giải ứ trệ; lợi tiểu và giảm phù.
Chủ trị:
– ứ trệ tuần hoàn biểu hiện như vô kinh, loạn kinh, ít kinh hoặc đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp trạch lan với đương qui, đan sâm và xích thược.
– Ðau ngực hoặc đau hạ sườn do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp trạch lan với và tân sâm.
– Mụn nhọt, hậu bối, sưng tấy: Dùng phối hợp trạch lan với kim ngân hoa, đương qui và cam thảo.
thu hái vào mùa hè, rửa sạch, ủ cho mềm, cắt thành từng đoạn, phơi khô để dùng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 50-150g cây tươi dưới dạng thuốc sắc.
Chú ý:
Cây Mần tưới trắng (Eupatorium staechadosmum Hance.) dùng để giải cảm, chữa kinh nguyệt không đều. Cây Mần tưới tía (Ba dót, Bả dột) (Eupatorium ayapana Vent.) dùng trong dân gian chữa cao huyết áp.
Tên thực vật: Lycopus lucidus Turcz. var. Hirtus Regel
Liều dùng: 10 – 15g
Kiêng kỵ: Kinh nguyệt đến trước kỳ, huyết nhiệt không có ứ trệ, huyết hư không có ứ trệ: không dùng.

trach lan CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

5.
Tên khác: Khung cùng.
Tên khoa học: Rhizoma Ligustici wallichii
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.), họ Cần (Apiaceae).
Cây được trồng ở một số vùng núi cao của nước ta.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, đởm, tâm bào
Hoạt chất: Tetramethylpyrazine, perlolyrine, ferulic acid, chrysophanol, sedanoic acid, 4-hydroxy-3-brtyphthalide
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, alcaloid.
Dược năng: Hoạt huyết, khu phong, chỉ thống
Công dụng: Điều kinh, chữa nhức đầu, cảm mạo, phong thấp, ung nhọt.
Cách dùng, liều lượng:
Chủ trị:
– Dùng sống: tán ứ, trừ phong thấp, kinh bế. Sao thơm: bổ huyết, hành huyết, tán ứ. Tẩm sao: trị đau đầu, chóng mặt.
– Rối loạn kinh nguyệt, ít kinh và vô kinh: Dùng xuyên khung với Đương qui, Xích thược, Hương phụ và Ích mẫu thảo.
– Khó sanh: Dùng Xuyên khung với Ngưu tất, Quy bản.
– Đau bụng sau khi sanh do ứ huyết dùng Xuyên khung với Ích mẫu thảo, Đào nhân và Hồng hoa.
– Đau hạ sườn khí trệ dùng Xuyên khung với Sài hồ, Hương phụ và Uất kim
– Tê cứng chân tay dùng Xuyên khung với Xích thược, Địa long và Kê huyết đằng.
– Đau đầu do phong hàn: Dùng Xuyên khung với Bạch chỉ và Tế tân trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán
– Đau đầu do phong nhiệt: Dùng Xuyên khung với Cúc hoa, Thạch cao và Bạch cương tàm trong bài Xuyên Khung Tán.
– Đau đầu do phong thấp: Dùng Xuyên khung với Khương hoạt, Cảo bản và Phòng phong trong bài Khương Hoạt Thắng Thấp Thang
– Đau đầu do ứ huyết: Dùng Xuyên khung kết hợp với Xích thược, Đan sâm và Hồng hoa
– Đau đầu do thiếu máu: Dùng Xuyên khung với Đương qui và Bạch thược.
– Hội chứng phong thấp ngưng trệ (đau các khớp): dùng Xuyên khung với Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, và Tang chi.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.
Độc tính:
Dùng quá liều có thể gây ói mửa, chóng mặt
Kiêng kỵ:
– Theo một số tài liệu cổ, Xuyên khung phản tác dụng của Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hoạt thạch, Sơn thù du
– Xuyên khung kỵ Lê lô
– Âm hư nội nhiệt không dùng, nhức đầu do can hỏa vượng không dùng

xuyen khung CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

6. DIÊN HỒ SÁCH
Tên khác: Huyền hồ
Tên khoa học: Rhizoma Corydalis
Nguồn gốc: Thân rễ đã phơi khô của cây Diên hồ sách, còn gọi là Huyền hồ (Corydalis bulbosa DC.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị hăng, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, phế, vị
Hoạt chất: Corydaline, dltetrahydropalmatine, corydalis L, protopine, coptisine, dehydrocorydaline
Thành phần hoá học chính: Alcaloid.
Dược năng: Lợi khí, chỉ thống, hành huyết
Công dụng: Chữa đau do ứ huyết, chấn thương tụ máu, bế kinh, sản hậu ứ huyết thành hòn cục.
Tẩm rượu: hành huyết
Tẩm giấm: chỉ thống
Dùng sống: phá huyết
Chủ trị:
– Hành huyết chỉ thống trị các chứng sưng đau do huyết ứ
– Hành khí chỉ thống trị các chứng khí uất gây đau nhức như đau tức ngực, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau bụng, đau khắp chân tay mình mẩy.
– Đau do ứ khí huyết: Dùng Diên hồ sách với Xuyên luyện tử, Đương quy, Xuyên khung, Nhũ hương và Một dược
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc, hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng

huyen ho CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

7. UẤT KIM
Tên khác: Nghệ con, nhánh của củ nghệ
Tên khoa học: Radix Curcumae
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Tinh dầu, tinh bột, chất màu curcumin
Dược năng: Diệt nấm, kháng sinh, giải độc gan, lên da, giải uất, hành khí, lương huyết, phá ứ
Liều Dùng: 6 – 12g
Chủ trị:
Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, kinh nguyệt nghịch lên, đau ngực, bụng, trị hoàng đản, kích thích lên da non.
. Đau ở ngực, bụng hoặc vùng hạ sườn: Dùng Uất kim với Đan sâm, Hương phụ, Sài hồ và Chỉ xác.
. Ít kinh do ứ khí, huyết: Dùng Uất kim với Sài hồ, Hương phụ, Bạch thược và Đương qui.
– Loạn tri tâm thần do nhiệt ấm bên trong tấn công: Dùng phối hợp uất kim với thạch xương bồ dưới dạng xương bồ uất kim thang.
– Vàng da do tính nhiệt thấp bên trong: Dùng phối hợp uất kim với nhân trần cao và chỉ tử.
Kiêng kỵ:
– Âm hư không ứ trệ thì không dùng
– Phụ nữ có thai không dùng
– Đinh hương phản tác dụng của Uất kim

uat kim2 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

8. KHƯƠNG HOÀNG
Tên khác: .
Tên khoa học: Rhizoma Curcumae longae
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Nghệ (Curcuma longa L.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây trồng nhiều nơi trong nước ta.
Tính vị: Vị cay, hăng, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ, vị
Hoạt chất: Turmerone, zingerene, phellandrene, cineole, sabinene, borneol, curcumin
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, curcumin (chất màu).
Dược năng: Hành khí, tán ứ huyết, giảm đau, giải phong
Công dụng: Làm gia vị, chất màu.
Chữa ứ huyết, phụ nữ bế kinh, sau khi đẻ huyết xấu không ra hết, ứ huyết sưng đau, chấn thương tụ máu, chữa đau dạ dày, dùng ngoài chữa vết thương lâu lên da non, vết bỏng.
Chủ trị:
– Đau tức ở ngực, bụng, hoặc sưng đau do ứ huyết dùng Khương hoàng với Nhục quế
– Đau nhức ở vùng gáy và vai do ứ huyết và phong hàn dùng Khương hoàng với Quế chi và hoàng kỳ
– Đau bao tử dùng Khương hoàng luyện với mật ong
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-10g dạng thuốc sắc hay bột.
Nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước bôi chỗ lở loét, vết bỏng.
Nghệ làm nguyên liệu chiết xuất curcumin.
Chú ý:
Phụ nữ có thai không được dùng.

khương hoàng CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 15): LOẠI LÝ HUYẾT

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>