CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 12) LOẠI LÝ KHÍ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(Tiếp theo kỳ 11)
5. THANH BÌ
Tên khác: Quảng bì, quất bì, quất hồng, quất hồng bì. Trái quất to bằng ngón chân cái, không nhầm với trái quít to hơn
Tên khoa học: Fuctus Aurantii immaturus
Nguồn gốc: Quả già phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae).
Dược liệu có trong nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, vị
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, flavonoid, pectin, saponin, alcaloid, acid hữu cơ.
Dược năng: Sơ can uất, phá khí trệ, hòa vị
Công dụng: Thuốc giúp tiêu hoá, chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu.
Chủ trị:
– Can khí uất trệ, ngực sườn đầy trướng, can tỳ sưng to, có ứ huyết. Dùng phối hợp với thuốc hoạt huyết tiêu ung
– Can uất hóa hỏa sinh ra nhũ ung (sưng vú) dùng với thuốc thanh nhiệt giải độc
– Hàn khí trệ ở can mạch, đau bụng dùng với thuốc ôn trung
– Tiêu hóa tích trệ, trị ăn không tiêu, bụng báng, đấy ách
Cách dùng, liều lượng:
Dùng 6-12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
6. Sa nhân
Tên khoa học: Semen Amomi
Nguồn gốc: Là hạt phơi khô lấy từ quả gần chín của nhiều loài Sa nhân (Amomum sp.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang ở một số vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Camphor, borneol, bornyl acetate, linalool, nerolidol, limonene
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu 2-2,5% (chủ yếu là borneol, d-camphor), nhựa, chất béo.
Dược năng: Hành khí, dưỡng vị, táo thấp, chống nôn, an thai
Công dụng: Giúp sự tiêu hoá, chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, ăn không tiêu, đi tả, nôn oẹ, động thai.Làm gia vị, pha rượu mùi. Cất tinh dầu, chế camphor, borneol làm thuốc và hương liệu.
Chủ trị:
– Tỳ, vị có thấp trệ hoặc khí trệ ở Tỳ biểu hiện như bụng chướng và đau, biếng ăn, buồn nôn và tiêu chảy dùng Sa nhân với Thương truật, Bạch đậu khấu, Hậu phác.
– Ăn không tiêu, khí trệ, tiêu chảy, đau bụng, đại tiện ra huyết, băng huyết, nhức răng, trị thuỷ thũng dùng Sa nhân với Mộc hương, Chỉ thực.
– Trị Tỳ suy, khí trệ, ăn không ngon miệng, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy dùng Sa nhân với Đảng sâm và Bạch truật.
– Ốm nghén hoặc động thai dùng Sa nhân với Bạch truật và Tô ngạnh.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-6g dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt không dùng
7. BẠCH ĐẬU KHẤU
Tên khác: Đậu khấu, viên đậu khấu
Tên khoa học: Fructus Amomi cardamomi
Nguồn gốc: Quả gần chín phơi khô của cây Bạch đậu khấu (Amomum cardamomum L.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang, được trồng ở nước ta và nhiều nước khác.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ, vị
Hoạt chất: Các chất tinh dầu, saponin, starch
Dược năng: Hành khí, táo thấp, kiện vị, chống nôn
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là borneol và camphor.
Công dụng: Chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nôn oẹ, ăn không tiêu, ỉa chảy, trúng độc rượu.
Chủ trị:
– Trị các chứng ăn không tiêu, nôn oẹ, đầy bụng dùng chữa các chứng bệnh về dạ dầy và các bệnh về phổi.
– Ðàm ứ ở tỳ vị hoặc khí trệ ở tỳ biểu hiện bụng đầy trướng và biếng ăn dùng Bạch đậu khấu hợp với Hậu phác, Thương truật và Trần bì.
– Bệnh có sốt do đờm nhiệt giai đoạn đầu biểu hiện cảm giác tức nặng vùng ngực, không cảm thấy đói và rêu lưỡi nhờn dính dùng Bạch đậu khấu hợp với Hoạt thạch, Ý dĩ nhân và Sa nhân trong bài Tam Nhân Thang.
– Do thực nhiệt, Bạch đậu khấu phối hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên và Hoạt thạch trong bài Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang.
– Nôn do vị hàn dùng Bạch đậu khấu phối hợp với Hoắc hương và Bán hạ.
– Trẻ con nôn trớ do vị hàn dùng Bạch đậu khấu phối hợp với Sa nhân và Cam thảo.
– Khi sắc, cho vào sau, sắc khoảng nửa giờ là được.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hay bột.
Ghi chú:
Hồng đậu khấu (Fructus Alpinia galangae), hay còn gọi là Sơn khương tử, Hồng khấu, là quả của cây Riềng nếp (Alpinia galanga Willd.).
Thảo đậu khấu (Semen Alpiniae katsumadai)là hạt của cây Thảo đậu khấu (Alpinia katsumadai Hayt.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cả hai vị thuốc này có thể dùng thay Bạch đậu khấu.
Kiêng kỵ:
Âm suy, thiếu máu không dùng
8. HẬU PHÁC
Tên khoa học: Cortex Cinnamomi
Nguồn gốc: Dược liệu là vỏ đã phơi khô của cây Chành chành (Cinnamomum liangii Allen.), hoặc cây De (Cinnamomum sp.), họ Long não (Lauraceae).
Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế, đại trường
Hoạt chất: Magnolol, Honokiol, Obovatol, 6¿-O-Methylhonokiol, Magnaldehyde B, C, Randainal, Dipiperityl Magnonol, Piperitylhonokiol, Bornymagnolol, Randiol, Magnatriol B (Yahara S và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (8) : 2024).
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu.
Dược năng: Ôn trung, hành khí, trừ thấp, tiêu đờm, giáng khí
Công dụng: Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tả lỵ, đau dạ dày, viêm đại tràng mãn.
Cách dùng, liều lượng:
Chủ trị:
Trị bụng đầy, bụng đau, ngực đầy tức, ngực đau, nôn mửa, ăn vào là nôn ra, đờm ẩm, suyễn, ho, tiêu chảy do hàn thấp, kiết lỵ do hàn thấp.
Ngày dùng 6-20g dạng thuốc sắc.
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng.
Ghi chú: Hậu phác nam là vỏ cây Vối rừng (Eugenia jambonala Lamk.), họ Sim (Myrtaceae), mọc hoang ở các vùng núi nước ta.
Hậu phác bắc là vỏ cây Hậu phác (Magnolia officinalis var. biloba Rehd. et Wils.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Cây này không có ở Việt Nam.
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư nhược, chân nguyên bất túc không dùng.
– Phụ nữ có thai không dùng (uống vào tổn thương nhiều tới thai khí).
– Hậu phác phản tác dụng của Trạch tả.
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply