Chữa phong thấp với cây thuốc hy thiêm
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Hy thiêm có vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau.
Hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae hay còn gọi là cỏ đĩ, hy tiên, hổ cao…
Đây là một loại cỏ cao 0.4-1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình 3 cạnh, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có hai loại lá bắc không đều nhau. Quả bé màu đen, hình trứng… Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong cả nước.
Bộ phận dùng, chế biến: Dùng toàn cây, phơi hay sấy khô, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa.
Hy thiêm có vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau. Ngoài ra còn giã nát đắp tại chỗ bị nhọt độc, ong đốt, rắn cắn. Liều dùng: ngày 6 – 12g cây khô, dạng thuốc sắc. Có thể tăng liều đến 16g/ngày.
Chữa bán thân bất toại, phong thấp tê bại chân tay: Lá, cành non hy thiêm sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1 – 2 lần.
Chữa phong thấp: Hy thiêm 100g, thiên niên kiện 50g, đường và rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.
Leave a Reply