CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y

check CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y

CHỮA BẰNG NGÃI CỨU--NGHỆ TƯƠI– HIỆU QUẢ VÔ CÙNG TỐT.

Tôi là Bùi Hữu Cư – Cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, hiện sống tại ngõ 78 đường Kim Giang – Phường Đại Kim – Quận Hoàng mai – Hà Nội.

Nhờ bài thuốc này, từ 39kg nay vợ tôi đã nặng 50kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 năm. Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói là họ đã khỏi.

Vợ tôi trước đây bị bệnh viêm đại tràng (thể táo), đã chữa rất nhiều nơi bằng rất nhiều các loại thuốc từ tây y đến đông y của rất nhiều thầy thuốc nhưng đều không khỏi.Mỗi bữa ăn cơm cứ có mỡ hoặc chất tanh là vợ tôi lại bị đau bụng quặn lên. Khi đó vợ tôi chỉ nặng có 39 kg.

Thật may, năm 1991 tôi được một anh bạn (có bố cũng bị bệnh này, đã đi chữa ở CHDC Đức không khỏi, dùng một bài thuốc rất đơn giản do một người quen bên Trung Quốc cho thì khỏi hẳn) cho lại công thức của bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng. Tôi làm thuốc cho vợ tôi uống. Chỉ trong 3 ngày đầu vợ tôi thấy dễ chịu hẳn.

viem dai trang CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y

Sau một tuần thì không đau và có thể ăn thức ăn có mỡ. Sau một tháng thì có thể ăn cả cá .Cơ thể hấp thụ tốt nên ngay tháng đầu uống thuốc vợ tôi đã tăng được 2kg. Từ 39kg nay vợ tôi đã nặng 50kg và không còn thấy đau đại tràng suốt 20 năm. Hiện nay gia đình tôi vẫn có một lọ nhỏ loại thuốc này trong tủ lạnh để khi thấy bụng dạ không ổn là uống một viên.

Tôi cũng đã cho không dưới hai chục người công thức bài thuốc này và họ đều nói là họ đã khỏi. Theo anh bạn tôi kể lại rằng: Người bạn Trung Quốc có nói qua về tác dụng của các thành phần của bài thuốc như sau :

1- Cây có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài như vi khuẩn lị, amip…vv.

2- Nghệ và mật ong thì trám vào vết thương trong đường ruột làm nó mau lành.


3- Mật lợn: Theo họ nói người bị bệnh đại tràng thường là do dịch mật tiết ra không đủ trong quá trình tiêu hóa nên một lượng thức ăn vẫn còn độ cứng dễ làm các vết thương trong đại tràng tái phát. Mật lợn trong bài thuốc này hỗ trợ cho phần thiếu hụt trong cơ thể.

Bài thuốc cụ thể như sau:

Thành phần:
1- Mật lợn tươi: 1 cái (lợn có trọng lượng từ 70kg đến 100kg).
2- Nghệ vàng tươi: 02 lạng
3- Mật ong: 30ml
4- Ngải cứu tươi: 5 bó to ( Tương đương với khoảng 500g).
Cách làm:
Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (Vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + ngải cứu + nước mật lợn+ mật ong vào môt nồi, quấy đều, đun nhỏ lửa để cô lại thành cao. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

Lưu ý: Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, ta nên làm một lần với tỷ lệ trên cho 4 hoặc 5 cái mật lợn.

Cách dùng :

Mỗi ngày 2 lần: Sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 viên to như hạt lạc là đủ.

Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh.

Để các bạn tham khảo được tính dược của các vị thuốc trên chúng tôi giới thiệu cùng các bạn công dụng theo đông y của các vị thuốc này

MẬT LỢN ( Fel suillum)

Mật lợn dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục là chất lỏng lấy trong túi mật của Lợn, tên động vật Sus scrofa domestica Brisson, họ Lợn (Suidae). Ở nước ta đâu cũng có nuôi lợn, nếu cần lấy làm thuốc đặt mua tại các lò mổ lợn.

Cách chế: Lấy túi mật heo treo lên cho hơi khô ép dẹt rồi phơi hay sấy khô. Lấy nước mật tươi sấy khô gia thêm bằng bột gạo, glucose hoặc lactose.

Theo sách Dược liệu Việt nam: tập trung mật ở các túi lại, lọc, cô cách thủy thành cao hay bột hoặc cho tủa với dung dịch phèn chua bảo hòa, lọc lấy tủa, đem sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C cho tới khô, tán bột. Bảo quản: đựng trong lọ kín để nơi khô mát.

Tính vị qui kinh: Mật lợn vị đắng, tính hàn, qui kinh Can, Đởm, Phế, Đại tràng.
Thành phần chủ yếu:
Các muối cholat như: hyodesoxycholat, glycocholat, glycodesoxycholat taurocholat, taurodesoxycholat cholesterol, một số sắc tố mật như bilirubine, chất béo và chất hữu cơ.

Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Mật lợn có tác dụng thanh phế hóa đàm, thanh nhiệt giải độc.
Chủ trị các chứng: ho do phế nhiệt, ho gà (bách nhật khái), mắt đỏ sưng đau, hoàng đản, kiết lî, nhọt độc sưng lở, táo bón nhiệt.

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Mật heo có nhiều thành phần có tác dụng giảm ho, trị suyễn long đàm. Trên phổi cô lập của chuột lang, natri cholat làm giãn cơ trơn tiểu phế quản.
Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và giải độc.
Thuốc có tác dụng hạ áp.
Thuốc có tác dụng lợi mật, tiêu sỏi, kích thích tiết mật, cùng với dịch tụy tiêu hóa chất mỡ và tăng sự hấp thu các sinh tố hòa tan trong mỡ.
Thuốc có tác dụng ức chế đối với liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn cúm, trực khuẩn ho gà (in vitro).

Ứng dụng lâm sàng:
-Trị viêm phế quản mạn tính:
-Trị ho gà:
-Trị viêm tai giữa có mủ:
-Trị viêm âm đạo do trùng roi:
-Trị viêm cổ tử cung mạn tính:
-Trị táo bón:
Liều dùng và chú ý:
Liều: 6 – 10g uống mỗi ngày có thể chia 2 – 3 lần, uống với nước sôi nguội. Nếu là cao đặc mỗi lần 1 gam. Dùng ngoài lượng vừa đủ, dùng mật tươi thụt đại tràng mỗi lần 60ml hoặc 30ml tùy theo tuổi. Phần lớn dùng mật chế thành thuốc viên, thuốc hoàn tán viên bọc.
Chú ý: Mật của nhiều loại động vật như mật gấu, mật bò, dê, rắn, gà . đều có thể làm thuốc, tác dụng gần như nhau.
Trên lâm sàng dùng mật dê trị lao phổi; mật rắn trị ho suyễn, đau mắt, đau phong thấp; mật gà trị ho gà.

Thực nghiệm đã chứng minh là có tác dụng nhất định. Nhưng mật cá có độc như Thanh ngư, Thảo ngư không nên dùng vì dễ trúng độc (đã có báo cáo) có thể nguy hiểm.

viem đại tràng 2 CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y

NGHỆ TƯƠI
Tên khác: Khương hoàng.
Tên khoa học: Rhizoma Curcumae longae
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Nghệ (Curcuma longa L.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây trồng nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, curcumin (chất màu).
Công dụng: Làm gia vị, chất màu.
Chữa ứ huyết, phụ nữ bế kinh, sau khi đẻ huyết xấu không ra hết, ứ huyết sưng đau, chấn thương tụ máu, chữa đau dạ dày, dùng ngoài chữa vết thương lâu lên da non, vết bỏng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-10g dạng thuốc sắc hay bột.
Nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước bôi chỗ lở loét, vết bỏng.
Nghệ làm nguyên liệu chiết xuất curcumin.
Chú ý:
Phụ nữ có thai không được dùng.

MẬT ONG
Tên khác: Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật.
Tên khoa học: Mel
Nguồn gốc: Là mật của Ong mật gốc Á (Apis cerana Fabricius) hay Ong mật gốc Âu (Apis mellifera L. ), họ Ong mật (Apidae).
Thành phần hoá học chính: Đường đơn, muối vô cơ, acid hữu cơ, men.
Công dụng: Thuốc bổ, làm giảm độ acid của dịch vị, điều trị loét dạ dày…
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-50g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

viêm đại tràng CHỮA BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG ĐÔNG Y

NGÃI CỨU
Tên khác:Ngải diệp.
Tên khoa học:Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae).
Mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nước khác.
Bộ phận dùng: Lá có lẫn ít cành non (Folium Artemisiae); Lá phơi khô, tán nhỏ rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là Ngải nhung thường làm mồi cứu.
Thành phần hoá học chính: Tình dầu, flavonoid.
Công dụng: Điều kinh, an thai, chữa lỵ, thổ huyết, máu cam, băng huyết, lậu huyết, bạch đới, đau dây thần kinh. Lá khô dùng làm mồi cứu trên các huyệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, sắc hoặc hãm, chia làm 3 lần uống. Uống vào tuần lễ trước khi có kinh. Có thể dùng dạng bột, ngày dùng 5-10g.
Lá sao nóng chườm vào chỗ đau do ứ huyết, chấn thương.
Chú ý:
Các địa phương vùng núi có loài Ngải dại (Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd) DC.) có thể dùng thay Ngải cứu.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>