Chè xanh trị nước ăn chân
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo y học cổ truyền, chè xanh có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hoá tốt, lợi tiểu, định thần,…
Theo y học cổ truyền, chè xanh có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hoá tốt, lợi tiểu, định thần,… Dùng ngoài nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da non…
Chè là loại cây nhỡ, cao 1-6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4 – 10cm, rộng 2 – 2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, có 5 – 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo. Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các vùng trung du miền núi nước ta.
Lá chè được dùng làm nước uống quen thuộc trong nhân dân. Dùng lá tươi nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao khô pha nước uống gọi là chè khô, hoặc dùng chè khô tẩm ướp hương gọi là chè hương, hoặc cho lên men mới phơi sấy khô để chế biến thành chè đen.
Một số bài thuốc từ chè xanh
Giải cảm nắng: Lá chè 6g, đạm trúc diệp 6g, rửa sạch hãm với nước sôi 5 – 10 phút, uống nóng, mỗi ngày 2 – 3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.
Phòng và trị nhiệt miệng: Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng phòng và nhiệt miệng hiệu quả.
Ăn không tiêu, đầy bụng: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau là uống được. Dùng 3-5 ngày.
Trị cảm sốt: Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
Phong nhiệt, đau đầu: Lá chè 6g, hoa cúc 10g, rửa sạch hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.
Ho khan, họng khô miệng khát: Lá chè 3g, mật ong lá chè 3ml. Lá chè rửa sạch, cho vào cốc nước sôi hãm 5 -10 phút, để nguội rồi cho mật ong vào uống 3 lần/ngày.
Nước ăn chân: Lá chè già 400g, phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày 2 – 3 lần, bôi đến khi khỏi.
Chữa bỏng nhẹ: Lấy một nắm lá chè sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 – 15 phút, ngày làm 2-3 lần sẽ làm dịu đau, tránh phồng da, chóng lên da non.
Theo SKDS
Leave a Reply