Chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân đột quỵ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Bệnh nhân sau đột quỵ có nguy cơ cao tử vong vì nguyên nhân gây ra đột quỵ hơn là cơn đột quỵ lần 2. Họ thường phải đối mặt với hai vấn đề nghiêm trọng: Viêm phổi do lọt thức ăn hay vật chất vào đường khí quản khi bị rối loạn nuốt và suy dinh dưỡng.
Bệnh nhân sau đột quỵ có nguy cơ cao tử vong vì nguyên nhân gây ra đột quỵ hơn là cơn đột quỵ lần 2. Họ thường phải đối mặt với hai vấn đề nghiêm trọng: Viêm phổi do lọt thức ăn hay vật chất vào đường khí quản khi bị rối loạn nuốt và suy dinh dưỡng.
Cả hai vấn đề này đều do bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt. Do đó, việc nhận biết biểu hiện khó nuốt khi ăn của bệnh nhân sau đột quỵ là cần thiết và nên có cấu trúc thức ăn thích hợp.
Cấu trúc thức ăn thích hợp cho người sau đột quỵ (Chăm sóc tại nhà)
Thức ăn nấu cho người vừa trải qua cơn đột quỵ cần đủ độ mềm, tránh dai và không quá lỏng. Có thể dùng một cái nĩa để ép tơi và làm mềm thức ăn. Kỹ thuật này sẽ tạo cấu trúc độ 4, được khuyên cho các bệnh nhân bị đột quỵ chăm sóc tại nhà để hạn chế các vấn đề khó nuốt khi ăn.
Thịt gà/thịt heo: Chọn thịt nạc, nếu bằm hay xay nên tránh thịt có mỡ nạc hoặc mô liên kết.
Cá: Chỉ dùng phần thịt, loại bỏ hết xương.
Thức ăn cho bệnh nhân sau cơn đột quỵ cần mềm, dễ ăn
Trứng: Trứng ốp-lết với bơ/phô mai, tránh ốp-lết với rau củ. Tránh trứng luộc nguyên trứng/cắt đôi. Nếu muốn cho bệnh nhân ăn trứng luộc, nên dùng nĩa đè ép tơi.
Phô mai: Dùng phô mai mềm, dùng nĩa ép nhẹ để phô mai bẹp một phần.
Thức uống nên có độ sệt, không nên quá lỏng.
Rau nên cắt nhỏ. Củ luộc/hấp ép bằng nĩa.
Chọn trái cây vỏ mềm (hoặc nên gọt vỏ) và thịt quả mềm như bơ, đu đủ, chuối.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sau đột quỵ cần tránh những loại thực phẩm sau:
Thức ăn có độ giòn (bánh mì, bánh quy, trái cây có vỏ cứng, bánh tráng cuốn).
Rau có bản lá lớn hoặc dài (cải, hẹ).
Rau củ có độ xơ cao như thơm, táo lê hoặc dễ bị hóc như nho.
Nguy cơ thiếu đạm và suy dinh dưỡng cao ở bệnh nhân sau đột quỵ
Vấn đề khó nuốt do tổn thương cơ họng làm bệnh nhân đột quỵ chán ăn và ăn không đủ. Vấn đề thường gặp là suy dinh dưỡng, thiếu đạm và thiếu nước. Để giúp bệnh nhân ngăn ngừa các nguy cơ trên, người nhà nên chú ý chăm sóc những vấn dề sau:
Duy trì nguồn đạm đầy đủ
Trứng ốp lết/trứng quấy, thịt cá, thịt gà, thịt heo nạc là nguồn đạm bạn nên quan tâm đủ 3 bữa của bệnh nhân. Hãy dùng nĩa để tạo cấu trúc độ 4.
Tiếp tục duy trì các thực phẩm giàu đạm cho người bị đột quỵ
Ngoài ra, nguồn đạm có thể có trong phô mai và sữa chua, bạn có thể tăng cường cho người thân ăn dặm cho bữa xế chiều.
Giúp bệnh nhân không thiếu nước
Người bị đột quỵ có xu hướng tránh uống nước thường xuyên. Nguyên nhân do chất lỏng sẽ chảy quá nhanh và tạo cảm giác nuốt không kịp gây hoảng loạn và làm họ cố tránh uống.
Bạn có thể làm sinh tố hoặc đút nước bằng muỗng/hoặc dùng ống hút cỡ nhỏ (nếu họ vẫn có thể hút bằng ống hút) cho bệnh nhân đột quỵ.
Suy dinh dưỡng
Hãy chú ý cân nặng và sụt cân dễ thấy ở người thân chúng ta. Việc sụt cân nhanh thường liên quan với tỷ lệ tử vong cao của bệnh nhân. Phần lớn cũng do rối loạn nuốt mà làm họ mất cảm giác thèm ăn.
Hãy khuyến khích họ ăn và đừng tạo áp lực khi ăn cho họ. Để nhiều thời gian ăn cho họ vì họ rất khó khăn để ăn uống tự nhiên.
Không nên tạo áp lực ăn uống cho người bị đột quỵ
Hãy làm những món ăn họ thích, thay đổi cấu trúc độ 4. Tăng thêm những cách để bữa ăn của họ có nhiều dinh dưỡng như thêm dầu, thêm phô mai, thêm nguồn đạm chất lượng.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung vitamin D 600-1000 IU để ngăn ngừa thiếu vitamin D ở bệnh nhân đột quỵ.
Leave a Reply