Cháo lá tía tô chữa cảm mạo
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cảm phong hàn hay còn gọi là phong hàn cảm mạo là bệnh rất thường gặp ở nước ta vào những lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh.
Hầu như ở lứa tuổi nào cũng dễ gặp phải, đặc biệt là người già và trẻ em. Triệu chứng bệnh thường là phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau dầu, không ra mồ hôi, nghẹt mũi, nặng tiếng, chảy nước mũi, ho ngứa cổ, khớp xương nhức mỏi, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng… Bệnh gây khó chịu, giảm năng suất lao động và nhiều trường hợp có thể gây tử vong đối với người già.
Lá tía tô hay còn gọi là é tía, tô diệp, tử tô, xích tô. Tên La tinh là Perilla frutescens Britt. Có hai loại tía tô được phân biệt qua hình dạng lá là lá phẳng và lá quăn. Tía tô mép lá phẳng có màu tía nhạt, ít thơm còn tía tô mép lá quăng có màu tím sậm, mùi thơm nồng và có tác dụng mạnh hơn.
Với đặc tính ấm, vị cay, không độc, tía tô được sử dụng như một vị thuốc đông dược có khả năng giản biểu (làm cho ra mồ hôi), phát tán phong hàn và làm gia vị. Cùng với lá tía tô, hành củ, gừng tươi đều là những dược thảo có khả năng trị cảm mạo rất hữu dụng. Một bát cháo nóng với những loại y dược trên sẽ có tác dụng giải cảm nhanh chóng.
Cách chế biến rất đơn giản. Nấu cho 1 người ăn thì cần lá tía tô (tươi) khoảng 12-30g, củ hành tím (hoặc hành tăm) chừng 6-12g, gừng tươi 4-10g, trứng gà 1 quả và gạo 30-80g. Lá tía tô nên chọn lá non, thái nhỏ; củ hành đâm nhuyễn; gừng cắt sợi. Đợi khi gạo chín nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan, cho tía tô, hành, gừng vào quậy đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
Tốt nhất là cho người bệnh ăn lúc cháo còn nóng sẽ toát mồ hôi nhanh chóng và nhớ tránh gió, dùng khăn lau khô mồ hôi.
Theo YHCT
Leave a Reply