Cháo cá chép cực tốt cho phụ nữ mang thai
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo đông y, cá chép có vị thơm ngon, có tác dụng bổ tỳ vị, chữa ho. Ngoài ra, cháo cá chữa lở loét, thông sữa rất hiệu quả. Đặc biệt, chúng rất tốt trong việc bồi bổ và an thai. Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn cháo cá chép khi mang thai sẽ sinh ra con trắng trẻo, môi đỏ và thông minh.
Khoa học cũng đã chứng minh, cá chép giàu đạm, nhiều Protein và Vitamin cần thiết cho quá trình mang thai. Đặc biệt hàm lượng Axit Lutamic, Glycine, chất béo, Arginine rất cao. Đây là những thần dược cho sự phát triển của thai nhi.
Hàm lượng Protein trong thịt cá chép có sự khác nhau tùy theo mùa. Vào mùa hè, lượng Protein là phong phú nhất. Mùa đông, Protein và Acid Amin trong cá chép giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao so với những loại cá khác. Riêng Glycine, Arginine đều không thay đổi.
Cá chép nhiều xương nhưng bù lại thịt dày và béo, rắn chắc, thơm ngon. Cháo cá chép là món ăn ngon, phù hợp với phụ nữ mang thai vốn kén ăn, hệ thống tiêu hóa kém.
Đặc biệt, cháo cá chép có tác dụng rất lớn trong việc an thai, thai bị phù. Thường xuyên sử dụng món ăn này, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cách nấu món cháo cá chép cho phụ nữ mang thai
Kinh nghiệm dân gian cho rằng, cá chép phải để nguyên con, thậm chỉ phải giữ nguyên mật thì mới tốt cho thai phụ. Điều này hoàn toàn không đúng. Việc giữ nguyên con hay gỡ, sắt khúc không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng trong thành phần của cá.
Trước khi nấu, mẹ nên chế biến cá sạch sẽ để đảm bảo an toàn. Mẹ cũng nên chọn những con cá tươi ngon, sống ở vùng ao hồ sạch sẽ để tránh nguy cơ gây bệnh.
Chế biến món cháo cá chép
Để nấu cháo cá chép cho 3 – 4 phần ăn, cần chuẩn bị: 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg, 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, gia vị, 2 củ hành khô, 1 nắm ngải cứu, rau mùi ta, thì là.
Sơ chế cá là phần quan trọng nhất, nếu không chú ý, rất dễ để lại mùi tanh khi nấu. Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy sạch đặc biệt là khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, mẹ có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.
Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước. Hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.
Gạn lấy phần trong của nước luộc, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý hạ lửa nhỏ để gạo nhừ và tránh trào nước. Thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải, thì là vào là có thể ăn được.
Đối với những mẹ bầu đang nghén và sợ mùi tanh. Mẹ có thể băm nhỏ 2 củ hành khô, cho 1 chút dầu ăn vào chảo. Phi thơm hành, cho gia vị và xào thịt cá cho săn. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Múc rau bát, cho rau ngải, thì là, lá hành là có thể sử dụng được
Mẹ nên ăn cháo cá chép ngay lúc còn nóng để giữ được hương vị thơm ngon nhất. Ăn nóng, mồ hôi toát ra khỏi cơ thể sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn, chữa trị được cảm cúm.
Leave a Reply