Chân răng chảy mủ liệu có nguy hiểm?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cũng có những trường hợp lợi răng sưng tạo ổ mủ gọi áp-xe lợi… Trường hợp u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Trường hợp của bé chân răng thường chảy mủ là dấu hiệu bệnh nặng.
Con tôi 5 tuổi. Ở hàm dưới của cháu có cục to bằng ngón tay, chân răng ở đó thường xuyên chảy mủ. Tôi đã đưa cháu đi khám, bác sĩ nói cháu bị u nang răng. Xin hỏi bác sĩ bệnh này điều trị thế nào, có nguy hiểm không?
Con 5 tuổi là tuổi bé đã mọc đủ răng sữa và cũng chuẩn bị bước sang tuổi thay răng. Vì ở tuổi này bé chưa tự ý thức về vệ sinh răng miệng nên dễ mắc các bệnh về răng miệng. Trong nhiều trường hợp, việc nhiễm trùng răng do sâu răng (hoặc do một vài nguyên nhân khác) cũng làm cho nướu răng, những biểu mô quanh răng bị sưng tấy (gọi nha chu viêm).
Cũng có những trường hợp lợi răng sưng tạo ổ mủ gọi áp-xe lợi… Trường hợp u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Trường hợp của bé chân răng thường chảy mủ là dấu hiệu bệnh nặng.
Tuy nhiên, cần chụp Xquang răng để chẩn đoán xác định vì u nang răng có 3 loại gồm u nang chân răng, u nang thân răng và u nang men răng. U nang thân răng bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện.
U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Hiện nay, phương pháp duy nhất để điều trị u răng là phẫu thuật lấy u. Nếu được phát hiện u trong giai đoạn sớm, phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt. Tuy nhiên, nếu để bệnh nặng thì điều trị sẽ khó khăn hơn… Bạn cần đưa bé đến khám và điều trị ở chuyên khoa răng hàm mặt.
Leave a Reply