Cây sim chữa bệnh từ thân tới lá và hoa
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Lá sim có vị ngọt; tính bình. Có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tán nhiệt độc, chỉ huyết, hút mủ, sinh cơ. Dùng để chữa đau đầu, tả lị, cam tích, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, chân lở loét … Lá có thể thu hái quanh năm; liều dùng: dùng trong từ 15-30g, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
Sim là một cây thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ rất lâu đời. Trong các sách thuốc Đông y, cây sim có tên là: “sơn nẫm”, “cương nẫm”, “nẫm tử”, “đào kim nương”…
Cây sim từ rễ đến hoa đều được dùng làm thuốc
Tiền phong đưa tin, theo Đông y: Quả sim có vị ngọt chát; tính bình. Có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh. Dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, lị, thoát giang, tai ù, di tinh, băng huyết, đới hạ … Khi qủa sim chín, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần; liều dùng: 12-15g khô (30-60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống; dùng ngoài: thiêu tồn tính, nghiền mịn, bôi vào chỗ bị bệnh.
Lá sim có vị ngọt; tính bình. Có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tán nhiệt độc, chỉ huyết, hút mủ, sinh cơ. Dùng để chữa đau đầu, tả lị, cam tích, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, chân lở loét … Lá có thể thu hái quanh năm; liều dùng: dùng trong từ 15-30g, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
Rễ sim có vị ngọt, hơi chua; tính bình. Có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau. Dùng chữa viêm gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp đau nhức, sán khí, trĩ lở loét, bỏng lửa … Rễ có thể thu hái quanh năm để dùng làm thuốc; liều dùng: dùng trong từ 30-50g; dùng ngoài: thiêu tồn tính, nghiền mịn, bôi vào vết thương.
Vị thuốc quý từ cây sim
Theo Tiếp thị gia đình, nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng. Hoa sim, dù màu tím hay trắng, đều chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoic. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da.
Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt.
Chất rhdomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm như escherichia coli và staphylococcus aureus. Đây là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Quả sim cũng là một vị thuốc tốt cho người bệnh lâu ngày. Người bị suy nhược cơ thể, phụ nư sau sinh bị thiếu máu có thể uống nước sắc từ quả sim và đậu đen, lá dâu non để bồi dưỡng cơ thể. Bạn có thể đem quả chín đồ lên, phơi khô để dùng dần.
Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ Đông y. Theo một nghiên cứu gần đây, sản phẩm từ sim rừng có thể giúp cải thiện khả năng gối chăn của các đấng mày râu.
Leave a Reply