Cây rau ráng trị cảm cúm
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
Cây rau ráng còn có tên gọi khác là chử đào thụ, cây dướng, câu thụ, Người Thổ gọi là cây xa. Là loại to sống lâu năm, cao khoảng 10m, vỏ thân cây nhẵn màu nâu tro, lá đơn, mép có răng cưa, đầu lá nhọn, mặt dưới có lông dính, cụm hoa đực dạng bông dài, mọc ở ngọn cành, cụm hoa cái hình đầu nhiều hoa phủ đầy lông, quả mọng có đường kính tới 3cm, chín đỏ rất mềm.
Mùa hoa của rau ráng vào tháng 5 – 6 hằng năm. Mùa quả thu hoạch vào tháng 8 – 11. Cây mọc hoang khắp nơi.
Nhiều bộ phận của cây rau ráng được dùng làm thuốc. Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi. Sau khi hái quả về ngâm nước 3 ngày, đảo lên, vứt bỏ quả nổi, sau đó phơi khô, ngâm với rượu một lúc rồi nấu. Nấu xong phơi khô dùng dần. Lá rau ráng có vị ngọt, tính hàn, công dụng trị tả, cầm máu, làm thuốc nhuận tràng sử dụng cho trẻ em, nấu xông chữa cảm mạo.Vỏ, rễ cây rau ráng có vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, chữa lỵ, cầm máu. Nhựa của cây rau ráng có tính chất sát khuẩn nên thường được sử dụng để đắp lên các vết thương.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Bài 1: Chữa mẩn ngứa do nhiệt: Lá rau ráng tươi 100g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Bài 2: Trị cảm cúm: Lá rau ráng một nắm, cùng với lá tre, bạc hà, tía tô, hương nhu, lá bưởi… mỗi thứ một nắm nhỏ. Nấu nước để xông cho ra mồ hôi, có thể uống nước xông.
Bài 3: Đau nhức cơ xương khớp do thay đổi thời tiết: Lá rau ráng bánh tẻ tươi ăn như món rau hằng ngày.
Bài 4: Giúp bồi bổ sức khỏe cho người già yếu, ăn uống kém, tiểu nhiều, chân phù: Quả rau ráng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
Bài 5: Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ cây rau ráng 10g sao cháy. Uống với nước hòa ít rượu. Chia 2 lần uống. Dùng trước chu kỳ kinh 15 ngày, dùng 10 ngày.
Bài 6: Chữa mụn nhọt sưng tấy (còn liền da): Lấy lá, quả rau ráng tươi giã nát đắp lên vùng da bị mụn rồi băng lại khoảng 3 giờ. Ngày thay bằng một lần đắp liền 3 ngày. Có thể lấy nhựa lá để bôi.
Bài 7: Hỗ trợ điều trị kiết lỵ: Lá rau ráng tươi (bánh tẻ) 20g, rửa sạch giã nhỏ thêm nước gạn lấy 10ml, thân rễ seo gà 20g, thái nhỏ sắc với 200ml nước còn 50ml. Trộn 2 nước (lá và rễ) uống làm một lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Theo SKDS
Leave a Reply