Cây rau bò khai chữa viêm gan siêu vi hiệu quả
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Ngọn và lá non của rau bò khai được dùng làm thực phẩm còn những bộ phận khác dùng trong đông y để làm thuốc. Thân và lá của Dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu.
Rau bò khai là tên gọi địa phương tại một số nơi ở miền bắc của loài cây Dây hương, ngoài ra loài này còn có các tên gọi khác là rau Hiến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lòng Châu sói (Dao). Dây hương là loài cây leo có tua cuốn mọc bụi. Cây thường mọc hoang dại ở ven rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
Phân bổ của cây tập trung nhiều ở ven rừng mọc trên núi đá vôi. Độ cao xuất hiện của Dây hương rất rộng, từ vài chục mét cách mặt nước biển đến độ cao 1.500m. Lá và ngọn dây hương là thức ăn quen thuộc của nhân dân miền núi. Trước kia rau Dây hương là món ăn tiến vua của nhà Mạc khi cát cứ tại vùng núi Đông Bắc. Hiện tại ở Việt Nam, món ăn rau dây hương rất được ưa thích ở cả các đô thị lớn.
Ngoài ngọn và lá non dùng làm thực phẩm đặc biệt thì nhưng bộ phận khác của Dây hương cũng được dùng nhiều trong đông y để làm thuốc. Thân và lá của Dây hương dùng được cả khô và tươi, có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu.
Thân cành tươi sau khi hái lá và ngọn non dùng làm rau ăn, phần còn lại có thể băm nhỏ từng đoạn 2-3 cm, phơi khô dùng dần chữa tê thấp và sốt. Người dùng nếu là phụ nữ và trẻ em có thể đem Dây hương đun sôi với nước để uống hạ sốt vào mùa hè hoặc chứng đau tê thấp vào mùa lạnh. Đối với đàn ông, có thể đem thân cành Dây hương để ngâm rượu dùng khi cần thiết.
Lá và phần ngọn non cây Dây hương khi sử dụng ngoài việc đem lại hương vị mới lạ cho ngường thưởng thức, nó còn đem lại tác dụng chữa bệnh các chứng như: đái rắt, đái vàng, phù thận. Nếu không có điều kiện thu hái ngọn non thì bệnh nhân có thể sử dụng bằng lá tươi khoảng 20-40g (tương đương 1-2 nắm lá tươi) để giã nhỏ nát ra, thêm nước và lọc lấy uống đều đặn hàng ngày.
Theo kinh nghiệm dân gian của vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn thì đồng bào thường lấy và sử dụng toàn thân cây Dây hương từ thân cành, lá còn tươi hoặc đã phơi khô để sắc nước uống chữa viêm gan do siêu vi thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra với các hiện tượng đau bụng đường tiết niệu do sỏi thận cũng ghi nhận kinh nghiệm dùng nước sắc cây Dây hương đều đặn để tán sỏi.
Người mệt mỏi do công việc hoặc sức khỏe, chán ăn, hoặc ăn không ngon miệng, dùng canh nấu hoặc nước sắc rau Dây hương một vài lần để có lại tình trạng sức khỏe bình thường. Đặc biệt cũng theo kinh nghệm của vùng Cao Bằng, rau Dây hương được sử dụng chữa bệnh tốt nhất khi còn mùi vị đặc trưng, để làm bớt mùi khi chỉ dùng trong thưởng thức ẩm thực thì có thể thái nhỏ, võ kỹ và rửa qua nước để mất mùi.
Thơ Chung
Leave a Reply