Cây hẹ vị thuốc kháng sinh tự nhiên không gây độc hại
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn… mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc.
Hẹ không những là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn như tôm xào lá hẹ, hẹ xào gan dê, cháo hẹ, mì vằn thắn… Không những thế, nó còn là vị thuốc quý – kháng sinh từ thiên nhiên trị nhiều bệnh.
Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn… mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.
Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Trong đời sống ẩm thực, khá phổ biến món canh hẹ: rau hẹ 200 – 300g. Luộc hay nấu canh với ít muối. Ngày 1 lần; ăn liên tục 3 – 5 tháng, nhằm trị tiêu khát. Hoặc món cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.
Trị cảm sốt, ho ở cả người lớn, trẻ em: lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với ít đường phèn hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy, để nguội, người lớn ăn cả nước và cái, trẻ em uống nước (dùng lá hẹ tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh).
Hen suyễn cấp: củ hẹ 10g hay lá hẹ 20g giã nát, ép nước cốt uống.
Đau, sưng họng: nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối. Hoặc hẹ tươi 10 – 12g, giã vắt lấy nước uống.
Chảy máu cam, đi lỵ ra máu: củ hay lá tươi giã nát lấy nước uống.
Phụ nữ sau đẻ bị chóng mặt: củ hẹ 10g, hành tăm 10g. Hai thứ giã nhỏ, trộn dấm. Nướng viên gạch cho đỏ, đổ hẹ và hành lên, xông hơi.
Đau răng: lấy một nắm lá hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, liên tục cho đến khi khỏi.
Ra mồ hôi trộm: lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ cùng hấp chín, nêm gia vị, ăn hằng ngày.
Leave a Reply