Cây bấc đèn chữa tâm phiền, mất ngủ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Cỏ bấc đèn có vị ngọt, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và tiểu trương. Theo kinh nghiệm dân gian, cây bấc đèn được sử dụng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, mất ngủ, chữa ho, viêm họng…
Cây bấc đèn hay còn gọi đăng tâm thảo, là một loại cỏ sống lâu năm, thân tròn cứng, mọc thành cụm dày…
Cây bấc đèn hay còn gọi đăng tâm thảo, là một loại cỏ sống lâu năm, thân tròn cứng, mọc thành cụm dày cao độ 35-100cm, đường kính của thân chừng 1-2mm, mặt ngoài thân có màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột cây bấc cấu tạo bởi những tế bào hình ngôi sao để hở nhiều lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rất nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân, hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng.
Cỏ bấc đèn có vị ngọt, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và tiểu trương. Theo kinh nghiệm dân gian, cây bấc đèn được sử dụng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, mất ngủ, chữa ho, viêm họng…
Chữa tiểu tiện ít, phù thũng, kém ngủ: Ðăng tâm thảo 8g, nước 250ml. Ðun sôi trong 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Đối với người mắc các chứng tiểu đỏ, tiểu gắt: Đăng tâm thảo 9g, xa tiền tử, biển súc, hoàng bá mỗi thứ 9g, mộc thông, hoạt thạch mỗi 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, đun nhỏ còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày.
Chữa tâm phiền, miệng khát: Đăng tâm thảo 4g. Lá tre, Mạch môn mỗi vị 12g, sắc uống.
Cầm máu (bị thương nhẹ): Đăng tâm thảo nhai (hoặc giã) nhỏ đắp vào nơi vết thương.
Chữa khó ngủ: Đăng tâm thảo 2g, cho 400ml nước, đun nhỏ lửa còn 100ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày. Nếu mất ngủ, người bứt rứt, miệng khát có thể dùng bài thuốc sau: Đăng tâm thảo 3g, đạm trúc diệp 9g, hãm với nước uống thay trà hàng ngày.
Leave a Reply