Căn bệnh phổ biến: Thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Nắm rõ những nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ sẽ giúp người bệnh phân biệt được những triệu chứng đặc trưng, phát hiện được các dấu hiệu theo từng cấp độ thoái hóa.
Thoái hóa đốt sống cổ (thoái hóa cột sống cổ) là căn bệnh phổ biến ở hơn 80% bệnh nhân ngoài 55 tuổi. Nguyên nhân và triệu chứng khá đa dạng, nếu không có cách chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì, bệnh có nguy hiểm không?
Cột sống cổ gồm 7 đốt: C1 đến C7 (C: Cervicalis), các đốt C5 – C6 và C7 là dễ bị thoái hóa nhất. Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng thoái hóa cột sống mãn tính, do quá trình lão hóa làm bào mòn và xơ cứng các đốt xương, sụn khớp hoặc đĩa đệm.
Hình ảnh thoái hóa cột sống ở cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra các biến chứng chèn ép tổn thương lỗ liên hợp, làm rối loạn tiền đình. Nhẹ thì mỏi vùng vai gáy, cánh tay, đau nửa đầu, tức ngực, khó thở. Nếu bệnh nặng làm mất cảm giác phản xạ, teo cơ, liệt cứng nửa người tăng dần ở tứ chi, thậm chí là tàn phế suốt đời.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ do đâu?
Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ hầu hết là do quá trình lão hóa tự nhiên, ngoài ra các yếu tố giới tính, di truyền hoặc chủng tộc cũng là những nguyên nhân thường gặp.
Bị thoái hóa đốt sống cổ còn do thể chất kém (BMI<19), sinh hoạt và làm việc không đúng cách như: Ngồi làm việc quá lâu, ngủ sai tư thế, cúi nhiều, ngửa cổ nhiều, mang vác vật nặng, lạm dụng rượu bia hoặc thiếu canxi và các chất khác…
Nắm rõ những nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ sẽ giúp người bệnh phân biệt được những triệu chứng đặc trưng, phát hiện được các dấu hiệu theo từng cấp độ thoái hóa.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng
Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ bắt đầu bằng những cơn đau vai gáy sau đó có thể lan xuống cánh tay, mỏi, cứng cổ, khó vận động cổ. Ngoài ra người bệnh thấy tê bì, mất cảm giác ở cổ, đau khu trú xuất phát từ các dây chằng cạnh cột sống, các bao khớp…
Biểu hiện đau ở cổ có thể kèm theo đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, loạn cảm thành sau họng, bị chuột rút… Cột sống cổ bị ê nhức, phát ra những tiếng kêu “răng rắc” khi cúi, ngửa, xoay ngang,…
Phát hiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ một cách chính xác sẽ giúp bệnh nhân tự biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý, để ngăn chặn tiến triển của bệnh đồng thời hỗ trợ can thiệp điều trị sâu.
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì ?
Dinh dưỡng và nguồn thực phẩm bổ sung hàng ngày có ý nghĩa quan trọng với người bệnh thoái hóa cột sống cổ. Việc biết được những thực phẩm nên ăn như: Thức ăn giàu Canxi, Vitamin,… Kiêng nhóm đồ ăn nhanh, nhiều chất béo, đồ uống có ga… Sẽ là tiền đề để hỗ trợ chữa bệnh và dự phòng tái phát về sau.
Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến
● Thuốc Tây
Thuốc Tây điều trị thoái hóa cột sống cổ thường sử dụng là: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ… Lưu ý hầu hết các loại thuốc tân dược đều có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng kéo dài.
● Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
Những động tác Yoga hoặc thể dục như: Gập cổ, xoay cổ, nâng cổ, giữ tư thế cân bằng,… là những bài tập giúp kéo giãn cột sống cổ tự nhiên. Nhất là khi kết hợp với các dụng cụ như dây kéo giãn, ghế mát xa hay tay nắm đẩy cằm… Bệnh nhân nên thực hiện đều đặn ngoài việc nằm nghỉ tại chỗ và vận động nhẹ nhàng.
● Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam
Các bài thuốc nam điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ phổ biến gồm: Ngải cứu, lá lốt, dền gai, đu đủ, xương rồng, gừng tươi,… Những bộ phận được sử dụng như thân, rễ, cành, lá hay hoa, quả,… đều rất lành tính, có thể áp dụng cả 2 phương pháp uống hoặc đắp.
Leave a Reply