CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 27) : LOẠI GIẢI BIỂU
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(Tiếp theo kỳ 26)
Thuốc giải biểu – Loại PHÁT TÁN PHONG HÀN
13. THÔNG BẠCH
Tên khác: hành hương. Hành hoa, còn có tên gọi đại thông, thông bạch, tứ quí thông, hom búa, thái bá, lộc thai, hoa sự thảoHành hoa, còn có tên gọi đại thông, thông bạch, tứ quí thông, hom búa, thái bá, lộc thai, hoa sự thảo
Tên khoa học: Allium fistulosum L., họ Hành (Alliaceae).
Cây được trồng khắp nơi làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Củ (dò).
Tính vị; Vị cay, tính ấm,
Qui kinh: Phế, Vị.
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu hành, acid malic. Fitin, alylsulfit, Vitamin B,C, muối sắt.
Công dụng:
Có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng tiết dịch tiêu hóa.
Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh.
Theo Đông y, thuốc có tác dụng tán hàn giải cảm thông dương, hoạt huyết, sát trùng.
Giải nhiệt làm ra mồ hôi, lợi tiểu kiện vị, trừ đờm.
Làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, tê thấp, cảm mạo, nhức đầu.
Cách dùng, liều lượng:
Ưng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng cảm phong hàn nhẹ: sốt, đau đầu, nghẹt mũi, không ra mồ hôi. Có thể nấu cháo gạo tẻ có hành ăn lúc nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
Có thể dùng các bài thuốc sau:
Thông xị thang ( Cửu hậu phương): Thông bạch 12g, Đạm đậu xị 20g, sắc nước uống.
Hành 30g, Gừng sống 10g, Chè hương 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
2.Đắp ngoài chữa mụn nhọt: Hành tươi giã nát trộn với mật đắp lên mụn để bật ngòi ra, dùng giấm rửa. Đối với nhọt mới sưng tấy dùng hành giã nát đắp lên, có thể tiêu sưng.
3.Chữa phụ nữ động thai: Hành tươi 60g, thêm một bát nước sắc kỹ lọc bỏ bã cho uống.
4.Trị đau bụng do lãi đũa: Hành tươi 1 lạng giã nát, vắt lấy nước trộn với 1 lạng dầu mè uống lúc bụng đói ( trẻ em giảm liều), ngày uống 2 lần,
5.Trị lãi kim: Củ hành hoặc tỏi bỏ vỏ và râu, mỗi 40g hành cho thêm 100ml nước, mỗi 40g tỏi cho 200ml nước, dùng lửa nhỏ sắc lọc qua vải , mỗi tối trước lúc ngủ thụt hậu môn,
6.Trị viêm da có mủ cấp: Hành lượng vừa đủ, cho thêm 1/3 mật ong, mỗi 1 – 2 ngày thay 1 lần, đã trị 100 ca kết quả tốt
7.Trị bụng báng nước: Hành tươi 10 củ, Mang tiêu 10g, trộn giã nát, đắp rốn ngày 1 lần,
Liều lượng thường dùng: Dùng tươi 20 – 40g có thể dùng nhiều hơn, tùy tình hình bệnh. Đắp ngoài không kể liều lượng.
Một số món ăn – bài thuốc chữa bệnh có hành
Bài 1: Cháo hành giải cảm: hành sống 1 – 3 củ; gừng tươi 3 lát. Hai thứ giã nát cho vào bát tô, đổ cháo trắng đang sôi vào khuấy đều, thêm đường, muối tùy ý. Cho ăn nóng. Dùng cho bệnh nhân ngoại cảm phong hàn, đau bụng nôn ói…
Bài 2: Thông tiêu ẩm: hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g. Tất cả giã nát, cho nước sôi pha hãm; cho uống. Dùng cho các trường hợp đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.
Bài 3: Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g, rượu nhạt (hoàng tửu) 30ml. Hành đem rửa sạch thái lát, gừng đập giập; cho cả 3 vị thuốc vào nồi, thêm 500ml nước, đun sôi, cho tiếp rượu vào, khuấy đều, gạn lấy nước thuốc; uống nóng làm vã mồ hôi. Dùng các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực không có mồ hôi, kinh gió sợ lạnh kèm theo đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.
Bài 4: Thông táo thang: đại táo 20 quả, củ hành có rễ lá 7 củ. Đại táo rửa sạch ngâm mềm, thêm 1 bát nước đun nhỏ lửa 20 phút, cho tiếp hành đã rửa sạch thái lát, tiếp tục đun 10 phút. Để nguội ăn táo,uống nước. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể sau chữa bệnh lâu ngày, mất ngủ, đau nhức gân xương.
Chú ý lúc dùng thuốc: Đối với chứng biểu hư nhiều mồ hôi cẩn thận trong lúc dùng.
Mỗi lần có thể dùng 30-60g dùng dạng nước sắc hay ép lấy nước uống.
14. HỒ TUY
Tên khác: Hồ tuy, Nguyên tuy.
Tên khoa học: Coriandrum sativum L., họ Cần (Apiaceae)
Cây được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc.
Phần dùng làm thuốc: Quả (thường được gọi là hạt) (Fructus Coriandri) gọi là Hồ tuy tử. Có khi dùng rễ, lá.
Tính vị: Vị cay chua. Tính hơi ấm. Khí thơm.
Quy kinh: Vào hai kinh Phế, Vị.
Tác dụng: Tuyên độc, thấu chẩn, đồng thời có tác dụng kiện tỳ vị.
Chủ trị: Trị thực tích không tiêu, đậu, sởi không bạt ra hết, dùng ngoài, sắc ngâm trị đau răng hoặc ngâm rửa để chữa ra trực trường hoặc trĩ.
Liều dùng: Uống 1,15g-9g. Sắc rửa 1-90g.
Cách dùng: Khi dùng sao qua rồi mới dùng.
Kiêng kỵ: Sởi đã mọc ra rồi hoặc loét dạ dày: cấm dùng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Côn trùng cắn, dùng đọt non của Hồ tuy cùng với Tiêu, hai vị bằng nhau giã nát, đắp (Thiên Kim Phương).
+ Tiểu tiện không thông, dùng Hồ tuy 60g, Quỳ căn 1 nắm, sắc 2 chén nước còn 1 chén bỏ vào 30g bột Hoạt thạch, chia làm 3-4 lần uống (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Đậu sởi không ra , dùng Hồ tuy 60g đâm, rượu 2 chén lớn, sắc rồi đậy lại đừng để bay hơi, khi nguội bỏ bã, ngậm rồi phun từ cổ tới chân, (đừng phun vào đầu mặt) (Tử Mẫu Bí Lục ).
+ Sa trực tràng, dùng Hồ tuy 1 thăng đâm, đốt tồn tính xức rồi xông thì vào (Tử Mẫu Bí Lục ).
+ Nhiệt khí kết trệ, kinh niên hay tái đi tái lại nhiều lần: Hồ tuy 1 cân rưỡi, bỏ bã chia ra uống, chưa đỡ lại uống tiếp, mùa hè xuân thì dùng lá để trị, mùa thu đông thì dùng thân rễ cũng có thể được (Bí Hiệu Phương).
+ Trẻ con bị xích đơn (viêm quầng), dùng nước cốt Hồ tuy xức vào (Đàm Thị Phương).
+ Trên mặt có những vết đen, dùng Hồ tuy sắc lấy nước rửa hàng ngày (Tiểu thuyết Phương).
+ Sau khi sinh không có sữa, dùng Hồ tuy sắc uống (Kinh Nghiệm Phương).
+ Giải trúng phải cổ độc, dùng rễ Hồ tuy giã nát vắt lấy nước nửa thăng, trộn rượu uống, rất hiệu quả (Tất Hiệu Phương).
+ Trị phong hàn bó chặt bên ngoài, sởi không mọc ra được: Hồ tuy (tươi) 120g, trước tiên nấu nước cho sôi xong bỏ Hồ tuy vào sắc tiếp (nhưng không nên sắc lâu quá), lấy nước ra khi còn ấm rửa chà ở tay chân hoặc toàn thân (khi chà rửa không được ở trước gió và phòng cảm lạnh); hoặc dùng Hồ tuy 9g sắc uống nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu hóa kém đầy tức ngực, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy tức: Hồ tuy 6g, Đinh hương 3g, Quất bì 3g, Hoàng liên 3g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị giun kim: Hồ tuy nghiền thành bột mịn, trộn với trứng Gà chín và dầu mè nhét vào trong hậu môn, liên tục 3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Dự phòng sởi: Hồ tuy (tươi) 30g sắc uống, liên tục 7-10 ngày (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị muốn nôn, ăn vào nôn ra: Hồ tuy tử, Lai phục tử, mỗi thứ 30g, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
15 SINH KHƯƠNG
Vị thuốc: Sinh Khương
Tên khác: Gừng tươi, sanh cương
Tên Latin: Rhizoma zingiberis officinalis
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ, vị
Hoạt chất: Zingiberol, zingiberene, phellandrene, camphene, citral, linalol, methylheptenone, nonyl aldehyde, gingerol, gingediol, methylgingediol, gingediacetate, methygingediacetate, albizziin, zingerone, shogoal, farnesol, hexahydrol-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-3, 5-oxtanediol, 5-diacetoxyoctane
Dược năng: Giải biểu, tán hàn, ấm trung tiêu, giảm ho, giải độc, cố vệ
Chủ trị:
– Gừng làm ấm trung tiêu, tán hàn, giải cảm, trị cảm hàn, phế lạnh có đàm, lạnh bụng, ăn không tiêu.
– Có tính giải độc dùng chung với Hắc phụ tử để giảm bớt độc tính của phụ tử.
Tác dụng dược lý:
1.Làm ra mồ hôi: Do chất tinh dầu làm tăng tuần hoàn ngoại vi, uống gừng vào cảm thấy nóng toàn thân và ra mồ hôi.
2.Trợ tiêu hóa: (kiện vị) Tinh dầu làm tăng tiết dịch vị ( thông qua phản xạ thần kinh) tăng co bóp dạ dày và ruột, có khả năng điều chỉnh chức năng trường vị mà cầm nôn.
3.Tiêm dịch gừng: vào mạch máu con vật thí nghiệm thì hơi thở nhanh hơn, biên độ giảm, mạch nhanh, huyết áp tăng. ( theo H.M.Emig, 1930 )
4.Theo y học cổ truyền: gừng có tác dụng giải cảm, tán hàn, làm ấm tỳ vị, cầm nôn, tiêu đàm giảm ho.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Giải cảm phong hàn: thường kết hợp với Quế chi, Tô diệp, Phòng phong để tăng tác dụng làm ra mồ hôi. Sau khi mắc mưa lạnh để phòng cảm lạnh chỉ cần sắc gừng với đường đen uống nóng.
Bài thuốc trị cảm hàn đau đầu nghẹt mũi: Sinh khương 12g, Tô diệp 8g, Phòng phong 12g sắc uống.
2.Chữa nôn, buòn nôn do tỳ vị hư hàn: (có thể do cảm hoặc rối loạn tiêu hóa). Người xưa cho gừng là một vị thuốc chủ yếu chữa nôn (Khương vị trị âu yếu dược). Thường dùng nước gừng đặc 3 -10 giọt, uống cầm nôn hoặc kết hợp với Bán hạ, như bài TIỂU BÁN HẠ THANG gồm Sinh khương, Bán hạ: mỗi thứ 8 -12g sắc uống. Trưòng hợp nôn do tỳ vị hư hàn có thể kết hợp trong các bài thuốc ôn tỳ như TỨ QUÂN TỬ THANG, LÝ TRUNG THANG.
3.Dùng gừng để tăng khẩu vị trợ tiêu hóa: gia thêm trong các bài thuốc bổ làm giảm bớt tính nê trệ của thuốc bổ, dùng gừng phối hợp với Đại táo, Cam thảo kiện vị hòa trung như bài TIỂU KIẾN TRUNG THANG gồm: Bạch thược 12g, Quế chi 6g, Chích thảo 4g, Đại táo 4 quả, Sinh khương 1,2g, Đường phèn 20 – 40g, sắc thuốc xong cho đường phèn vào uống.
4.Chữa ho do ngoại cảm phế hàn hoặc ho lâu ngày: như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp, mạn tính dùng gừng độc vị sắc với nước đường hoặc mật ong hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc tán hàn chỉ khái khác.
5.Giải độc Nam tinh và Bán hạ: thường dùng gừng để chế thuốc Nam tinh Bán hạ, trường hợp nhiễm độc Nam tinh Bán hạ có cảm giác nóng bỏng sưng đau ở họng lưỡi, uống nước gừng cho thêm 30 – 60g giấm uống hoặc ngâm súc.
Liều lượng thường dùng: 4 -12g hoặc 2 – 5 lát, dùng độc vị lượng tăng tùy tình hình bệnh lý.
Chú ý lúc dùng thuốc: Gừng dùng tươi có tác dụng tán hàn, giải cảm, dùng chín có tác dụng hòa tỳ vị nên lúc dùng gừng trong thang thuốc bổ để hòa tỳ vị ( tăng tiêu hóa) tốt nhất là dùng gừng nướng chín.
Dùng gừng lùi trị đau bụng do hàn.
Võ gừng cay mát có tác dụng lợi thủy, thường được dùng trong các bài tiêu phù.
Gừng là vị thuốc có tác dụng ôn tán nên thường được phối hợp với Cam thảo và Đại táo, dùng nhiều trong các bài thuốc có nhiều vị thuốc đắng lạnh và nê trệ để điều hòa tính chất vị thuốc đó.
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe.
Leave a Reply