Bảo vệ gan không gì tốt bằng hành
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Hành không chỉ trị liệu các chứng bệnh do tác động của ngoại cảm làm cơ thể khó chịu, hành còn có thể an thai, quan trọng nhất là giải độc và có hiệu quả rất tốt trong bảo vệ gan.
Hành lá là một “tiên dược” cho sức khỏe, thường xuyên ăn mỗi ngày để có thể sử dụng tối đa công năng chữa bệnh của loại gia vị này.
Hành lá là một gia vị phổ biến, được dùng trong nhiều món ăn của các gia đình Việt từ những món ăn sống như salad, nộm, gỏi cho đến những món ăn chín… Không chỉ dùng chế biến món ăn, hành lá có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là vị thuốc được sử dụng trong dân gian.
Thành phần chủ yếu trong hành là nước, ngoài ra còn có một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cùng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Đặc biệt, thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể.
Hành xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt.
Hành là một vị thuốc quý theo Đông y
Bảo vệ gan
Sách y học Trung Quốc cổ đại đã công nhận hành có thể điều trị, hỗ trợ các chứng bệnh: “Sốt thương hàn, đau mình mẩy, sưng họng, an thai, sáng mắt, trừ tà khí trong gan, an tâm lợi ngũ tạng, làm sạch các độc tố”.
Hành không chỉ trị liệu các chứng bệnh do tác động của ngoại cảm làm cơ thể khó chịu, hành còn có thể an thai, quan trọng nhất là giải độc và có hiệu quả rất tốt trong bảo vệ gan.
Hoạt huyết, chống đông máu, thông kinh lạc
Thần y Trương Nguyên Tố- TQ (năm 581 công nguyên) cho rằng: “Hành trắng có vị cay ôn hòa, tính nóng, có tác dụng thông khí, chủ yếu là làm thông thoáng thanh sạch, điều hòa kinh mạch và tạng phủ. Vì vậy, người ta thường dùng hành trắng để điều trị những chứng bệnh liên quan đến phần đầu não, hoặc tình trạng nghẹt mũi thở không thông.
Ví dụ, dùng hành trắng chữa đau đầu, chữa mặt phát đỏ, hay chứng “âm cách dương” trong đông y. Tác dụng lớn nhất của hành đối với cơ thể người là làm thông khí, hoạt huyết, điều này có liên quan chặt chẽ tới đặc tính rỗng của hành.”
“Hành có tác dụng thông xương khớp, ngăn tụ máu, lợi tiểu (theo Mạnh Sân- đại y, học giả nổi tiếng thời nhà Đường –TQ)”, “hành có tác dụng giải cảm điều hòa bên trong, cầm máu (theo Ninh Nguyên – đại y đời nhà Đường –TQ)”, khi bị chảy máu cam, hành có tác dụng cầm máu rất hiệu quả.
Đại y nổi tiếng đời nhà Minh-TQ đã mô tả hành “có công dụng tăng tiết thông khí, thông khí có thể giải độc và điều trị các bệnh về máu. Khí, cần thiết cho máu, khí thông thì hoạt huyết. Người bị vết thương nghiêm trọng đau đớn, máu chảy không cầm, dùng hành trắng, đường cát đắp lên vết thương”. Cách trị liệu này làm vết thương nhanh khỏi mà không để lại sẹo.
Bổ khí phổi, có thể làm trắng sạch phổi
Hành là loại gia vị cay, “hành sống vị cay hăng, hành chín vị ngọt ấm, ngoài rắn giữa rỗng, tốt cho phổi”. Người có bệnh về phổi, phổi có vết đen đa phần là do khí phổi không đủ, nên thường xuyên ăn hành vừa bổ khí phổi vừa có thể làm sạch phổi.
Những lưu ý khi sử dụng hành
Theo đại y Tôn Tư Mạc- thời nhà Đường (TQ): Vào ngày rằm, ăn hành khiến mặt nhờn, nổi đỏ và ngứa.
Những đồ ăn có tính ngọt đều không thích hợp với hành. Ví dụ như, khi ăn hành sống với mật ong, làm mất mùi thơm, mất vị ngọt và hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong còn ăn hành nấu với mật ong sẽ gây tắc thở chết người. Đặc biệt, khi ăn hành sống với táo đỏ, dễ sinh bệnh, không nên ăn cùng thịt chó, thịt gà dễ gây bệnh về máu…
Một số bài thuốc quý từ hành
• Khi mới bị cảm phong hàn: Dùng một nắm hành trắng, đậu xị nhạt 5g, đun sôi nước thả vào làm canh uống, ra mồ hôi sẽ khỏi bệnh.
• Bệnh trĩ ra máu: Đun 1,5 kg hành trắng trong nước, sau đó dùng để xông rửa sẽ có hiệu quả.
• Viêm ruột kiết lị: Cho một nắm hành trắng thái nhỏ vào gạo để nấu cháo, mỗi ngày ăn 3 lần.
• Trị vết thương chảy máu: Dùng hành trắng có cả lá đun nóng, hoặc sao nóng, nghiền nát rồi đắp lên vết thương, lạnh thì đổi lại.
• Khi bị bệnh gút, chân tay sưng đau: Hành cả lá nấu nước ngâm rửa, ngày 3-5 lần, rất hiệu quả.
Leave a Reply