Bài thuốc trị viêm gan từ rau má
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Rau má có tác dụng trị liệu các vết loét ở da và niêm mạc là do các saponin chứa trong dịch chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng khiến vết thương mau lành.
Theo các sách thuốc cổ, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Rau má là một loại cỏ mọc hoang khắp nơi, có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và có nhiều tên gọi trong dân gian như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo, mã đề thảo, lão công căn, băng khẩu uyển, thổ tế tân, bán biên nguyệt, đại diệp kim tiền thảo, hồ quả thảo, lục địa mai hoa, đại diệp thương cân thảo…
Dược lý học hiện đại nghiên cứu cho thấy, trong rau má có chứa các glucozid như asiaticoside, centelloside… các saponin như brahmic axit, madasiatic axit và một số chất khác như carotenoids, meso-inositol… Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bạch và chuột cống, các nhà khoa học nhận thấy, rau má có tác dụng trấn tĩnh, an thần thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương.
Rau má có tác dụng trị liệu các vết loét ở da và niêm mạc là do các saponin chứa trong dịch chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng khiến vết thương mau lành. Kết quả này thu được từ những thí nghiên cứu dùng dịch rau má tiêm bắp hoặc dưới da cho các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ. Mặt khác, rau má còn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt, làm giảm trương lực cơ trơn ở ruột (chống co thắt), hưng phấn nhẹ hô hấp và hạ huyết áp.
Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy, bột rau má khô uống với liều 3 lần trong ngày, mỗi lần 5 – 7g có tác dụng giảm đau khá tốt, tỷ lệ có hiệu quả là 41/42. Đối với bệnh viêm gan virus cấp tính, dùng 150g rau má tươi sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, pha thêm đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày khi đói bụng cũng có hiệu quả rất rõ rệt. Người ta cũng đã nghiên cứu dùng rau má điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não – tủy thu được kết quả khá khả quan.
Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 – 40g, đường phèn 30g, sắc uống.
Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Rau má tươi 30 – 100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
Lưu ý, vì rau má có tính lạnh nên những người có thể chất hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn không nên dùng.
Leave a Reply