Bài thuốc Đông y từ tim lợn và công dụng chữa bệnh đi kèm
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Mắc 6 bệnh sau chỉ cần ăn tim lợn sẽ khỏi, đông y khẳng định tốt hơn dùng thuốc trăm lần
Từ lâu, tim lợn không chỉ là món ăn của nhiều gia đình, mà thực phẩm này đã được các bác sĩ Đông y khuyên dùng trong nhiều trường hợp bệnh.
Tim lợn là bộ phận được ưa thích sử dụng để chế biến ra các món ngon lành và bổ dưỡng cho sức khỏe. Đông y đã tìm ra được nhiều bài thuốc từ tim lợn như sau: chữa các chứng tim hồi hộp, bồn chồn, suy nghĩ, lo lắng, mất ngủ suy nhược thần kinh, ngủ hay giật mình.
Những bài thuốc từ tim lợn mà bạn nên biết
Ngày nay nhiều người đang có cái nhìn e dè về nội tạng của động vật như lòng, tim cật vì sợ có nhiều chất béo chất đạm không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ít người biết được rằng tim lợn lại có tính mát, không có chất độc hại và cực kì tốt cho sức khỏe của những người đang suy nhược sức khỏe cần được bồi bổ thêm dinh dưỡng. Đặc biệt, tim tần còn được coi là món ăn hữu hiệu cho các bà bầu mới sinh lấy lại hồi phục sức khỏe cũng như chống bệnh phong hàn.
Tim lợn chưng bá tử nhân
Tim lợn 1 quả (200g), bá tử nhân 10-15g. Nhồi bá tử nhân vào trong lợn, khâu lại, cho nước vào chưng cách thủy cho chín, thêm gia vị là được, bỏ bã thuốc, thái mỏng tim lợn, ăn tim uống nước. Công dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận táo, thông tiện, chữa mất ngủ hay quên, suy nhược, đổ mồ hôi.
Tim lợn hầm đương quy
Tim lợn 1 quả (250g), đương quy 60g, gia vị vừa đủ. Mổ tim lợn rửa sạch, nhét đương quy vào, nấu chín bỏ quy ra mà ăn. Công dụng: dưỡng huyết bổ tâm, an thần định chí. Chữa đái tháo đường kèm mất ngủ, tâm huyết hư suy.
Tim lợn nấu táo đỏ
Tim lợn 1 quả (200g), bách hợp 40g, vừng đen 80g, gừng sống 1 lát, gia vị. Tim lợn cắt đôi rửa sạch máu, bỏ màng, để ráo rồi xắt miếng. Táo bỏ hột thái, gừng bỏ vỏ, vừng đen đãi sạch.
Đổ 1/2 lít nước vào nồi đun sôi, cho tất cả vào, giảm lửa, đậy kín, nấu chín, ăn nóng. Công dụng: bổ huyết dưỡng âm, an thần, nhuận trường, thanh nhiệt. Dùng tốt cho người làm việc trí óc căng thẳng tổn tâm huyết, tóc rụng, người bị tim đập nhanh, mất ngủ, trí nhớ giảm, ăn kém, da không tươi nhuận, mồ hôi trộm.
Tim lợn chưng cách thủy
Tim lợn 1 quả 100g, hạt tiêu 30 hạt, thần sa 4g, rượu tốt nếp 100ml, gia vị. Rửa tim lợn bằng nước ấm cho sạch để ráo, hạt tiêu nghiền bột. Thần sa tán nghiền bằng cối đồng.
Bổ tim lợn ra cho bột thần sa, bột tiêu, bột gia vị vào, dùng chỉ trắng buộc chặt lại, đặt vào tiềm với rượu, đậy nắp kín. Đặt tiềm vào 1 cái song lớn, đổ nước lượng vừa đủ, không nhiều quá sẽ dâng ngập tiềm, không ít quá bị cạn, chưng khoảng 2-3 giờ, để nguội, mở lấy tim lợn thái mỏng. Ăn cả cái lẫn nước trước bữa cơm 2 giờ. Có thể ăn tuần 2-3 lần, ăn trong 1 tháng.
Tim lợn hầm hạt sen
Tim lợn 100g, hạt sen (bỏ tâm) 20g, bách hợp 25g. Tim lợn thái lát, cho nước vào nấu 30 phút, sau đó bỏ hạt sen và bách hợp, nấu nhừ. Ăn hạt sen và tim lợn, uống canh. Công dụng: tư âm thanh phế, dưỡng tâm an thần, thích hợp với người mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp.
Canh tim lợn đông trùng hạ thảo
Tim lợn 1 quả (khoảng 200g), nhân sâm 3g, đông trùng hạ thảo 5g. Đun nước sôi, cho tim lợn vào đun sôi 30 phút, sau đó cho cả 2 vị thuốc vào nấu tiếp khoảng 15 phút cho chín. Ăn cả nước lẫn cái. Công dụng: bổ tâm, ích chí, an thần, chỉ ho. Thích hợp với người già, tim yếu, mệt mỏi, thấp khớp.
Mặc dù vậy, tim cũng chỉ nên ăn một tuần một lần, không sẽ bị thừa đạm ảnh hưởng đến sức khỏe, các bạn nhớ nhé!
Leave a Reply