Bài thuốc Đông y phòng và chữa bệnh xướng khớp từ lươn
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Lươn hầm sâm quy tốt cho người suy nhược sau bệnh nặng dài ngày huyết hư, khí hư (thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, gầy sút).
Ở nước ta, thịt lươn quá quen thuộc từ nông thôn lên thành thị. Lươn được chế biến đến vài chục món ăn ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lươn giàu prodid, lipid. Thịt lươn còn chứa nhiều vitamin A và khoáng chất (vitamin A, B1,B6, PP, D, sắt, kali, natri, canxi…).
Lươn hầm sâm quy tốt cho người suy nhược sau bệnh nặng dài ngày huyết hư, khí hư (thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, gầy sút).
Theo Đông y, lươn vị ngọt tính ấm, vào tỳ can thận. Có tác dụng bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt. Dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể. Liều dùng hằng ngày 200-500g, cách chế biến cũng rất đa dang như nấu canh, hầm, xào, chiên rán, nướng, kho.
Phong thấp, đau xương khớp, trĩ xuất huyết:
Bài thuốc: Lươn nướng tẩm gói xương sông, lá lốt: lươn 300 – 500g, tuốt sạch nhớt, bỏ ruột; thêm gừng tỏi, muối tiêu, dùng xương sông lá lốt bao gói lại, nướng lùi chín. Ăn trong bữa.
Bệnh nhân lao phổi, ho nhiều:
Bài thuốc: Lươn hầm bối mẫu: lươn 250g, xuyên bối mẫu 15g, bách hợp 30g, bách bộ 15g, ngũ vị tử 4g. Lươn làm sạch, các dược liệu cho túi vải xô cùng nấu với thịt lươn cho chín nhừ, bỏ bã thuốc, cho muối tiêu, gia vị. Chia 1 – 2 lần trong ngày, ăn nóng trong bữa ăn, liên tục đợt 10 ngày.
Nhức đầu chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi, suy nhược:
Bài thuốc: Thiện ngư bổ khí thang: lươn 200g, thịt heo nạc 100g, hoàng kỳ 15 – 20g. Lươn tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, nấu với thịt nạc, hoàng kỳ cho chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Ăn trong bữa.
Người suy nhược sau bệnh nặng dài ngày huyết hư, khí hư (thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, gầy sút):
Bài thuốc: Lươn hầm sâm quy: lươn 300 – 500g, đảng sâm 15g, đương quy 15g. Lươn làm sạch, các dược liệu bỏ vào túi, thêm nước vừa đủ. Đun khoảng 1 giờ, thêm hành, gừng, muối, mỳ chính, dầu ăn. Ăn với cơm.
Gầy yếu sút cân, lạnh tay chân, đại tiểu tiện xuất huyết:
Bài thuốc: Tửu đôn mạn ngư: rượu nhạt (hoàng tửu) 500ml, lươn (mạn ngư) 500g. Lươn làm sạch bỏ ruột, cho trong nồi, cho rượu, muối và nước lượng thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ, ăn với chút tương giấm.
Trẻ bị cam tích:
Bài thuốc: Lươn nấu kê nội kim: thịt lươn 50g, kê nội kim 10g, thêm nước, mắm, muối vừa đủ. Nấu chín nhừ. Ngày ăn 1 – 2 lần, ăn trong 5 – 7 ngày.
Kiêng kỵ: người đang bị các bệnh truyền nhiễm do dịch, có biểu hiện hư nhược nên hạn chế. Khi dùng phải nấu chín kỹ do lươn có nhiều ký sinh trùng.
Leave a Reply