Bài thuốc dân gian trị nước ăn chân
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Nấm da chân (còn gọi là “nước ăn chân”) biểu hiện là các mụn nước ở các kẽ ngón chân, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt, gây đau và ngứa ngáy, rất khó chịu,…
Nấm da chân (còn gọi là “nước ăn chân”) biểu hiện là các mụn nước ở các kẽ ngón chân, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt, gây đau và ngứa ngáy, rất khó chịu,… Bệnh thường gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi, vệ sinh kém,…
Để trị bệnh nấm da chân, người bệnh cần luôn giữ chân khô sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Tốt nhất là rửa sạch bằng nước muối ấm rồi thấm khô bằng khăn bông sạch. Sau đó có thể áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản từ cây cỏ trong vườn nhà.
Bài 1: Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.
Trầu không…
Bài 2: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
…kim ngân, rau sam là những vị thuốc trị nấm chân.
Bài 3: Rau sam tươi, lấy phần cây trên mặt đất, khoảng 50-100g tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Mỗi ngày làm một lần. Làm nhiều lần, chỗ loét khô se lại và hết ngứa.
Bài 4: Lấy cây cóc mẳn phần trên mặt đất 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến khi khô da và hết ngứa.
Bài 5: Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng.
Bài 6: Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.
Lưu ý: Không dùng móng tay gãi ngứa vì có thể làm xây xước da, dễ nhiễm khuẩn. Nếu bị bội nhiễm với biểu hiện kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ,… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.
Theo SKDS
Leave a Reply