CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 38) LOẠI THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(tiếp theo kỳ 37)
5.Thổ phục linh
Tên khác: Củ khúc khắc
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, vị
Hoạt chất: Saponins, tannin, resin
Dược năng: Khử thấp, trừ thấp nhiệt, giải độc
Thành phần hoá học chính: Saponin steroid, tanin, tinh bột.
Công dụng: Chữa phong thấp, gân xương co quắp, phù thũng, mụn nhọt lở ngứa, lợi tiểu, giải độc thuỷ ngân.
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 15 – 60g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Chủ trị:
– Trị đau khớp, tiểu đau và đục do thấp nhiệt
– Nhọt độc ở da, nóng da, ngứa da dùng với Bạch tiễn bì
– Thổ phục linh nam: là rễ củ Kim cang hay củ Khúc khắc có tên khoa học là Smilax glabra Roxb. mọc hoang ở khắp VN. Vị thuốc nhìn rất khác với vị Thổ phục linh bắc nhưng cũng cùng thuộc họ Smilax với cây Thổ phục linh bắc và có dược tính tương tự.
Kiêng kỵ:
– Thổ phục linh kỵ trà (chè)
6.Ngư tinh thảo
Tên khác: Lá giấp, diếp cá.
Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb., họ Lá giấp (Saururaceae).
Cây được trồng ở vườn để làm thuốc và làm rau.
Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc phần trên mặt đất (Herba Houttuyniae).
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, alcaloid, flavonoid.
Tính vị: Vị hăng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Các loại tinh dầu (decanoylacetaldehyde, methyl nonyl ketone, laurinaldehyde, alpha-pinene, myrcene, limonene, linalool, citronellol, citral), flavonoids
Dược năng: Thanh phế, giảm ho, lợi tiểu
Công dụng, liều dùng:
Chữa trĩ, lòi dom, đau mắt đỏ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt khó khăn, không đều.
Ngày dùng 6-12g khô hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nhỏ đắp.
Chủ trị:
– Trị ho do phế nhiệt dùng với Tri mẫu, Xuyên bối mẫu, Tang bạch bì
– Trị phế ung, ho ra máu dùng với Cát cánh, Hoàng cầm, Lô căn
– Ngư tinh thảo thanh thấp nhiệt ở vùng hạ tiêu, giúp lợi tiểu và trị nhiễm trùng đường tiểu
7.Bán biên liên
Vị thuốc: Bán Chi Liên
Tên Latin: Herba Scutellariae Barbatae
Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, phế, vị, đại trường
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng
Liều Dùng: 15 – 60g
Chủ trị:
– Thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng ung nhọt, sưng đau do nhiệt độc.
– Dùng với Bạch thược, Miết giáp, Đan sâm trị ung thư gan.
– Dùng với Bạch hoa xà thảo trị các chứng ung thư
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng
8.Bạch hoa xà
Tên khác: Bạch hoa xà thiệt thảo
Tên khoa học: Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb., họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh vị, đại trường, tiểu trường
Hoạt chất: Hentriacontane, stigmastatrienol, ursolic acid, oleanolic acid, B-sitosterol, p-coumaric
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy
Thành phần hoá học chính: Acid hữu cơ.
Công dụng:
Chữa sốt, chữa ho, dùng trong một số bài thuốc chữa ung thư.
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 15 – 60g dược liệu khô, dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Loài Oldenlandia corymbosa L. (Tán phòng hoa nhĩ thảo) cùng đuợc dùng với công dụng tương tự.
Chủ trị:
– Thanh nhiệt, giải độc, trị ung bướu, sưng, nhọt độc, giải độc do rắn cắn
– Trị thấp nhiệt ở hạ tiêu, bàng quang, tiểu khó, tiểu gắt
– Dùng với Bán chi liên trị các loại ung thư (Bạch hoa xà thảo 30g, Bán chi liên 15g)
Chú thích: Bạch hoa xà thiệt thảo có tên khoa học là Hedyotis Deffusa (Willd.), tên vị thuốc Herba Oldenlandia.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng
9.Xuyên tâm liên
Tên khác: Nhất kiến hỷ, Nguyễn cộng, Khổ đảm thảo.
Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, họ Ô rô (Acanthaceae)
Cây được trồng ở nhiều địa phương trong nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, đại trường, tiểu trường, vị
Hoạt chất: Andrographolide, neo-andrographolide, 14-deoxyandrographolide, 14-deoxy-11-oxoandrographolide
Thành phần hoá học chính: Glycosid đắng (andrographiolide).
Dược năng: Thanh nhiệt, táo thấp, giải nhiệt độc
Công dụng :
Làm thuốc bổ đắng, chữa lỵ, viêm ruột, dạ dày, viêm amidan…
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc.
Xuyên tâm liên đã được sản xuất và sử dụng dưới dạng viên nén, có thời gian được sử dụng như là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Chủ trị:
– Trị các chứng hỏa vượng, viêm họng dùng với Kim ngân hoa, Cát cánh
– Thanh phế nhiệt, tiểu buốt, trị các bệnh ở da như chàm, ban, sởi do nhiệt
– Bị rắn cắn dùng Xuyên tâm liên đắp ngoài
Kiêng kỵ:
– Dùng dài hạn có thể ảnh hưởng đến vị khí. Khi dùng cần thêm các vị thuốc dưỡng vị để tránh tổn thương đến
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply