Trị hen suyễn với lá bàng biển
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng ngịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản.
Bàng biển (bông bông, bòng bòng, cây lá hen, nam tỳ bà…) là một loại cây mọc hoang, lá thường được lấy quanh năm để chữa bệnh. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong nhựa mủ các bộ phận của bàng biển có chứa 2 resinol đồng phân là a-calotropenol và b-calotropenol chủ yếu ở dạng ester của b-amyrin và axit acetic, axit isovaleric.
Nhựa mủ còn chứa glucation và một enzym tương tự papain. Phần trên mặt đất chứa isorhamnetin-3-O-rutinosid, isorhamnetin-3-O-glucopyranoside, ngoài ra còn có taraxasteryl acetat. Rễ có chứa calotroposid A và calotroposid B. Bên cạnh đó, vỏ rễ còn có giganticin là chất có tác dụng ức chế dinh dưỡng.
Với bệnh hen, người ta hái lá đem về, lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Mỗi ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát, sau đó chế thêm đường trắng, chia uống 3 – 4 lần trong ngày. Nước thuốc hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa ăn hoặc sau khi ăn. Có thể thấy xuất hiện cảm giác mỏi chân tay, mình mẩy, đi lỏng nhưng rất hiếm. Kết quả thấy rõ sau 2 – 3 ngày, có khi sau 7 – 8 ngày, có trường hợp kết quả xuất hiện ngay sau 10 phút.
BS Xuân Mai (Hội Đông y Việt Nam)
Leave a Reply