CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

III/ LOẠI THUỐC KHƯ PHONG THẤP

7.Bạch tiên bì
Tên khoa học: Cortex Dictamni
Nguồn gốc: Ở nước ta, cây chưa thấy trồng. Phần nhiều được nhập từ Trung quốc và nơi khác.
Thu hoạch, sơ chế: Được đào vào mùa thu hoặc xuân. Loại bỏ rễ xơ, lột vỏ rễ, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.
Mô tả dược liệu: Bạch tiễn bì dùng rễ (thân rễ). Nên chọn loại rễ chắc thịt dày, có màu trắng, không thâm, mối, mọt là tốt.
Tính vị: Vị đắng tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị.
Hoạt chất: Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol, obacunonic acid, trigonelline, choline, fraxinellone, campesterol, skimmianin, y-fagarin, dasycarpamin
Thành phần hóa học: Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol, obacunonic acid, trigonelline, choline, fraxinellone, campesterol, skimmianin, y-fagarin, dasycarpamin.
Dược năng: Khu phong, thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp
Chủ trị:
– Tán phong nhiệt, trị nhọt độc, sang lở, ngứa da do phong, nhiệt độc.
– Dùng với Khổ sâm trị sưng đau, ngứa da do thấp nhiệt.
Liều dùng: 6 – 9g
Kiêng kỵ: Tạng phủ hư hàn không dùng.
Bảo quản: Để nơi thoáng gió, khô ráo.

bach tien bi CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

8.Bạch hoa xà
Tên khác: Cây đuôi công.
Tên khoa học: Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công (Plumbaginaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, có ở các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Bộ phận dùng: Rễ, lá.
Thành phần hoá học chính:
Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5-naphtoquinon-1-4).
Công dụng: Làm thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt ghẻ lở.
Cách dùng, liều lượng:
Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ.
Ghi chú: Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.
-Cần phân biệt với cây – Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae).

bạch hoa xà CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

BẠCH HOA XÀ
Tên khác: Bạch hoa xà thiệt thảo.
Tên khoa học: Hedyotis Deffusa (Willd.), tên vị thuốc Herba Oldenlandia.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh vị, đại trường, tiểu trường
Hoạt chất: Hentriacontane, stigmastatrienol, ursolic acid, oleanolic acid, B-sitosterol, p-coumaric
Thành phần hoá học chính: Acid hữu cơ.
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy
Công dụng: Chữa sốt, chữa ho, dùng trong một số bài thuốc chữa ung thư
Chủ trị:
– Thanh nhiệt, giải độc, trị ung bướu, sưng, nhọt độc, giải độc do rắn cắn
– Trị thấp nhiệt ở hạ tiêu, bàng quang, tiểu khó, tiểu gắt
– Dùng với Bán chi liên trị các loại ung thư (Bạch hoa xà thảo 30g, Bán chi liên 15g)
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng
Cách dùng, liều lượng:
Liều Dùng: 15 – 60g dược liệu khô, dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Loài Oldenlandia corymbosa L. (Tán phòng hoa nhĩ thảo) cùng đuợc dùng với công dụng tương tự.

thiệt thảo CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

9. ký sinh
Tên Khoa học: Herba Taxilli
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Quercetin, avicullarin, coriamyrtin, tutin, coratin, d-cat-echin, quercitrin, hyperin, hyperoside
Dược năng: Bổ can, thận, kiện gân xương cơ bắp, tán phong thấp, an thai
Chủ trị:
– Chủ trị các chứng đau lưng, mỏi gối, run tay, mỏi chân, đau nhức khớp xương
– Thai động không yên, chảy máu, đau lưng do âm huyết bất túc
Liều Dùng: 10 – 20g
Tang ký sinh là loài dây leo sống ký sinh trên cây dâu . là một phần trong các thành phần sử dụng để chữa bệnh của cây dâu gồm có:
Vỏ rễ cây dâu (nuôi tằm) (Tang bạch bì – Cortex Mori)
Lá (Tang diệp – Folium Mori)
Cành (Tang chi – Ramulus Mori)
Quả (Tang thầm – Fructus Mori)
Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi)
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis)
Thành phần hoá học chính:
Tang bạch bì : acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
Tang diệp: chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
Tang chi: cellulose, tanin, flavonoid.
Tang thầm: anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, vitamin C, tanin, protid, và acid hữu cơ (malic, succinic).
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.
Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).

tang ky sinh 2 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

10.Hy thiêm thảo
Tên khác: Cỏ đĩ, Hy tiên.
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Siegesbeckiae).
Vị thuốc: Hy Thiêm Thảo
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Darutoside, darutigenol, alkaloids
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid, một chất đắng có tên gọi là darutin, flavonoid.

hy thiem 05 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

Dược năng: Tán phong thấp, an thần, thanh thấp nhiệt
Công dụng: Trị đau nhức do phong thấp, đau lưng, mỏi gối, mụn nhọt, lở ngứa.
Chủ trị:
– Trị các chứng tê, đau ở lưng và chân do phong thấp nhiệt.
– Thanh can nhiệt, hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, ngứa da, sưng nhọt độc, ban sởi, hạ áp
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc cao.
Kiêng kỵ:- Âm hư, thiếu máu không dùng

hy thioeem thảo CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 49) THUỐC KHƯ THẤP

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>