CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 48) THUỐC KHƯ THẤP
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
III/ LOẠI THUỐC KHƯ PHONG THẤP
…
4.Ngũ gia bì
Tên khoa học: Schefflera octophylla Harms., họ Nhân sâm (Araliaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Palmitic acid, linolenic acid, tannin, vitamin A, vitamin B
Thành phần hoá học chính: Saponin, tanin, tinh dầu.
Dược năng: Tán phong thấp, kiện gân xương, lợi thủy
Công dụng: Chữa đau lưng, nhức xương, tê bại tay chân, phù thũng.
Chủ trị:
– Trừ phong thấp, trị đau bụng sán khí, liệt dương, trấn phong bại.
– Hội chứng ứ bế phong thấp biểu hiện như đau thấp khớp, co thắt đầu chi: Dùng một mình hoặc phối hợp với Uy linh tiên, Độc hoạt, Tang chi, Mộc qua.
– Suy giảm chức năng gan, thận như tổn thương, yếu và đau ở vùng thắt lưng và gối dùng Ngũ gia bì với Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh và Tục đoạn.
– Phù: Dùng Ngũ gia bì với Phục linh và đại phúc bì.
Kiêng kỵ:
– Kỵ các loại thuốc Tây như aspirin, dipyridamode, clopiogrel
– Âm hư hỏa vượng mà không có thấp nhiệt không nên dùng
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ghi chú: Nước ta có loài Ngũ gia bì hương, Ngũ gia bì gai (Acanthopanax aculeatus Seem), họ Nhân sâm (Araliaceae). Vỏ thân, vỏ rễ có saponin, chất thơm (4- methoxy salicylaldehyd), dùng với công dụng như Ngũ gia bì chân chim.
5.Uy linh tiên
Tên khoa học: Radix Clematidis
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Uy linh tiên (Clematis sinensis Osheck.), và một số loài thuộc chi Clematis khác (Clematis hexapetala Pall., Clematis manshurica Rupr.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Cây mọc hoang ở một số vùng núi nước ta. Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, mặn, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang
Hoạt chất: Anemonin, sterols, saponins, phenols, anemonol, oleanolic acid
Thành phần hoá học chính: Saponin, chất thơm
Dược năng: Phát tán phong thấp, trừ đàm, chỉ thống, thông kinh lạc
Công dụng: Trị phong thấp, chân tay tê bì, phù thũng.
Chủ trị:
– Trị phong tê, đau nhức, lợi tiểu, tích trệ.
– Phong thấp, đau khớp, đau và tê cứng các khớp và suy yếu vận động dùng Uy linh tiên với Độc hoạt, Tang ký sinh và Đương quy.
– Hóc xương cá trong họng, sắc 15 – 30g Uy linh tiên uống cùng với dấm và đường phèn.
.Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Một số địa phương nước ta dùng cây với tên Mộc thông.
Nam uy linh tiên là rễ cây Bạch hạc hay Kiến cò (Rhinacanthus communis Nees.), họ Ô rô (Acanthaceae). Thành phần có chứa athranoid, dùng chữa hắc lào, eczema, chốc lở ngoài da.
Tên khác: Kiến cò, Nam uy linh tiên.
Tên khoa học: Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở Việt Nam.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Rhinacanthi).
Thành phần hoá học chính: Anthranoid (rhinacanthin).
Công dụng, cách dùng: Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống.
Trị hắc lào: ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào.
6.Thương nhĩ tử
Tên khác: Thương nhĩ , Xương nhĩ, ké đầu ngựa
Tên khoa học: Fructus Xanthii strumarii
Nguồn gốc: Dược liệu là quả già phơi khô của cây Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium L.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Xanthostrumarim, resin, alkaloids, ceryl alcohol, sitosterol, vitamin C
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, saponin, chất béo, iod.
Dược năng: Khu phong, táo thấp, thông khiếu
Công dụng: Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau đầu do phong hàn, chân tay co rút, đau khớp do phong thấp.
Chủ trị:
– Trị các chứng sưng đau, ngứa ngoài da dùng chung với Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử
– Trị nhức đầu, sổ mũi, nhức đầu đau lan xuống gáy và vai: dùng Thương nhĩ tử với Tân di
Độc tính:
Thường dùng trong thuốc sắc. Tính hơi độc nếu dùng trong thuốc tán, tránh dùng quá liều và dùng dài hạn có thể gây buồn nôn, ói mửa.
Kiêng kỵ:
– Huyết hư kèm nhức đầu, ứ huyết không dùng
– Thương nhĩ tử kỵ thịt lợn (heo)
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-16g, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Chú ý:
Ké đầu ngựa nhập từ Trung Quốc là quả cây Xanthium sibiricum Patr.
Lương Y Nguyên Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe.
Leave a Reply