Các bài thuốc hay từ lá mơ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Ở Ấn Độ, Philippines, Malaysia, người dân dùng mơ lông giảm đau, kích thích sự ngon miệng, thèm ăn, chiết xuất từ lá được tinh dầu có tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm và điều trị ho.
Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, nhiều nơi còn dùng làm rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo. Theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
1 Chống co giật: Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
2 Làm lành vết thương: Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.
3 Chữa cảm lạnh: Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.
4 Chống viêm loét: Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
5 Chữa lỵ : Cách 1: Nghiền mịn 15 – 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn.
– Cách 2: cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 – 2 lần.
6 Chữa ghẻ phỏng, mụn nước : Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
7 Nấm da, chàm, eczema, giời leo: Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
8 Giảm đau trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu : Lấy 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 bát nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một cốc nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.
Nguồn : Internet
Leave a Reply