CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT

I/ LOẠI THANH NHIỆT GIÁNG HỎA (tiếp theo)
6.Hoàng liên
Tên khoa học: Rhizoma Coptidis
Nguồn gốc: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây (Coptis teeta Wall.) và một số loài Hoàng liên khác (Coptis sinensis Franch., Coptis teetoides C.Y.Cheng.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vùng núi cao nước ta có một số loài Hoàng liên. Vị thuốc chủ yếu còn phải nhập.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, vị
Hoạt chất: Berherine, coptisine, worenine, palmatine, columbamine, obacunone, obaculactone, palmatine, jatrorrhizine, magnoflorine, ferulic acid
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (7%), chủ yếu là berberin.
Dược năng: Tả hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết
Công dụng: Chữa lỵ, viêm ruột, ung nhọt, lở ngứa, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam, trĩ. Dịch chiết Hoàng liên nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-12g, thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Ghi chú:
Ngoài Hoàng liên là thân rễ của những cây thuộc chi Coptis, người ta còn dùng các loài Hoàng liên khác như:
– Thổ Hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae), công dụng như Hoàng liên nhưng yếu hơn.
– Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), dùng thay Hoàng liên và chiết xuất berberin.
– Hoàng liên Ô rô (Mahonia bealei Carr.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), dùng thay Hoàng liên, .Nguồn gốc: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng liên chân gà (Coptis teeta Wall.) và một số loài Hoàng liên khác (Coptis sinensis Franch., Coptis teetoides C.Y.Cheng.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Chủ trị:
– Hoàng liên vào kinh tâm và vị dùng để tả nhiệt ở tâm, vị trị các chứng hồi hộp, khó ngủ, khô cổ khát nước. Hoàng liên còn được dùng để thanh can nhiệt (theo quan hệ mẹ con của can và tâm) trị can hỏa vượng làm ảnh hưởng đến tỳ vị gây ợ chua, ăn không ngon miệng, buồn nôn.
– Trị can hỏa vượng, sốt cao, khát nước, đàm đặc vàng, mụn nhọt, sưng tấy, đau mắt
– Trị thấp nhiệt ở trung tiêu, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, kiện vị, trị viêm dạ dày và ruột.
– Thấp nhiệt ngăn trở trung tiêu biểu hiện như đầy ứ thượng vị và nôn: dùng Hoàng liên với Hoàng cầm, Bán hạ và Can khương.
– Thấp nhiệt tích ở ruột biểu hiện như tiêu chảy hoặc lỵ: dùng Hoàng liên với Hoàng cầm và Cát căn. Nếu có biểu hiện đau mót dùng Hoàng liên với Mộc hương trong bài Hương Liên Hoàn.
– Can khí phạm vị gây nôn: dùng Hoàng liên với Ngô thù du.
– Nhiệt ở vị gây nôn: Dùng Hoàng liên với Trúc nhự.
– Bệnh do sốt gây ra biểu hiện như sốt cao, kích thích, bất tỉnh và hoang tưởng: Dùng Hoàng liên với Thạch cao và Chi tử.
– Mụn nhọt và ngọt độc: dùng Hhoàng liên với Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Liên kiều và Chi tử.
– Hỏa vượng ở vị: mau đói sau khi ăn no: Dùng Hoàng liên, Sinh địa hoàng và Thiên hoa phấn.
– Răng đau do nhiệt ở vị bốc lên: Dùng Hoàng liên với Thăng ma và Sinh địa.
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hàn, đại tiện lỏng không dùng
– Theo một số tài liệu cổ thì Hoàng liên phản tác dụng của Khoản đông hoa, Bạch tiễn bì, Cúc hoa, Huyền sâm, Ngưu tất, Bạch cương tàm, thịt lợn

hoàng liên CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT

7.Hoàng bá
Tên khoa học: Cortex Phellodendri
Nguồn gốc: Vỏ thân, vỏ cành già đã cạo bỏ lớp bần, phơi khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid.), họ Cam (Rutaceae).
Cây được trồng ở một số địa phương nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh thận, bàng quang
Hoạt chất: Berberine, jatorrhizine, obacunone, candicine, phellodendrine, magnoflorine, lumicaeruleic acid
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, chủ yếu là berberin.
Dược năng: Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh nhiệt ở thận, trừ nhiệt độc
Công dụng:
Chữa đái đục, đại tiện ra máu, mắt đỏ, ù tai, phụ nữ khí hư.
Chiết xuất berberin.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc, rượu thuốc.Tên khác: Hoàng bách
Chủ trị:
– Trị các chứng nhiễm trùng đường tiểu do nhiệt độc, khớp đầu gối, chân sưng đau do thấp nhiệt, đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều
– Trị sưng, nhọt độc ngoài da do thấp nhiệt
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng

hoàng bá CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT

8.
Tên khác: Long đởm
Tên khoa học: Radix Gentianae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ khô của cây Long đởm (Gentiana scabra Bunge.), họ Long đởm (Gentianaceae).
Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, vị, đởm
Hoạt chất: Gentianine, gentiopicrin, gentianose
Thành phần hoá học chính: Glycosid đắng thuộc nhóm iridoid gọi là gentiopicrin, đường gentianose.
Dược năng: Tả can hoả, thanh thấp nhiệt ỏ hạ tiêu
Công dụng: Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, thuốc bổ đắng. Làm đại tiện dễ mà không gây ỉa lỏng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g phối hợp trong các phương thuốc dạng thuốc sắc, hoàn tán.
Liều Dùng: 3 – 9g
Chủ trị:
– Dùng sống: sát trùng, trừ nhiệt. Tẩm sao: trị đau mắt.
– Vàng da thấp nhiệt dùng Long đởm thảo với Nhân trần cao và Chi tử.
– Thấp nhiệt ở hạ tiêu biểu hiện như đau và sưng bộ phận sinh dục và eczema dùng Long đởm thảo với Hoàng bá, Khổ sâm và Xa tiền tử.
– Cơn hỏa bốc lên trên biểu hiện như đau đầu, nặng đầu, đỏ mắt, điếc và đau ở vùng xương sườn: Dùng Long đởm thảo với Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ và Mộc thông.
– Sốt, co thắt và co giật: Dùng Long đởm thảo với Câu đằng và Ngưu hoàng.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, không có thực hoả, không có thấp nhiệt không nên dùng.

u3 Long domB CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 33): THUỐC THANH NHIỆT

Lương Y NGuyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>