CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 29): LOẠI PHÁT TÁN PHONG NHIỆT (tiếp theo)
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
5.BẠC HÀ
Tên khoa học: Mentha avensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu), họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng:
Thân, cành mang lá (Herba Menthae)
Tính vị: Vị cay, thơm, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, can
Hoạt chất: Các tinh dầu (menthol, menthone, isomenthol, pulegone, menthenone, neomenthol), lipophilic, flavones, coumarins
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là menthol.
Dược năng: Tán phong nhiệt, hành can khí
Công dụng: Chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng.
Cất tinh đầu bạc hà và chế menthol dùng để sản xuất dầu cao sao vàng, thuốc đánh răng, làm thơm thuốc và một số ngành kỹ nghệ.
Cách dùng, liều lượng:
Dùng dưới dạng thuốc xông, thuốc hãm 12-20g mỗi ngày.
Chủ trị:
– Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện cảm sốt, nhức đầu, sợ gió và sợ lạnh, đau họng, mắt đỏ dùng Bạc hà với Cát cánh, Ngưu bàng tử và Cúc hoa. Ban sởi giai đoạn đầu dùng Bạc hà, Ngưu bàng tử và Cát căn.
– Can khí uất kết, đau tức vùng ngực và hông sườn dùng Bạc hà với Bạch thược, Sài hồ trong bài Tiêu Dao Tán.
Độc tính:
Tránh dùng quá liều sẽ làm tổn dương khí, ngộ độc
6. TANG DIỆP
Tên khác: Tang.
Tên khoa học: Morus alba L. , họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ (Tang bạch bì – Cortex Mori)
Lá (Tang diệp – Folium Mori)
Cành (Tang chi – Ramulus Mori)
Quả (Tang thầm – Fructus Mori)
Tầm gửi trên cây Dâu (Tang ký sinh – Ramulus Loranthi)
Tổ bọ ngựa trên cây Dâu (Tang phiêu tiêu – Ootheca Mantidis)
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, phế
Hoạt chất: Ecdysterone, inokosterone, lupeol, B-sitosterol, rutin, moracetin, isoquercetin, scopoletin, scopolin, a-hexenal, B-hexenal, cis-B-hexenol, acetone, trigonelline, choline, adenine, amino acids, chlorogenic acid, fumaric acid, folic acid, myoinositol, coper, zinc
Thành phần hoá học chính:
Tang bạch bì : acid hữu cơ, tanin, pectin, flavonoid.
Tang diệp: chlorophyl, flavonoid, coumarin, acid amin, tanin.
Tang chi: cellulose, tanin, flavonoid.
Tang thầm: anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, vitamin C, tanin, protid, và acid hữu cơ (malic, succinic).
Dược năng: Phát tán phong nhiệt, thanh huyết nhiệt, cầm máu
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Tang bạch bì: chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang diệp: chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc.
Tang chi: chữa tê thấp, chân tay co quắp. Ngày dùng 20-40g, dạng thuốc sắc.
Tang thầm: chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. Nước quả Dâu cô thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Liều dùng 12-20g.
Tang ký sinh: Trị các chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối. Trị động thai, đau bụng. Ngày dùng 12-20g.
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
Chủ trị:
– Trị cảm phong nhiệt, cảm thử, sốt, nhức đầu, đau họng, khô cổ, khát nước, ho, ho nặng tiếng có đờm đặc vàng
– Trị mắt đỏ, sưng đau do can nhiệt
– Thanh huyết nhiệt, trị những trường hợp xuất huyết nhẹ do nhiệt như lỵ ra máu, ho ra máu, nôn mửa ra máu
7.CÚC HOA
Tên khác: Cam cúc hoa, bạch cúc hoa, Cúc hoa vàng, Kim cúc.
Tên khoa học: Flos Chrysanthemi
Nguồn gốc: Dược liệu là cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa (Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae).
Cây được trồng trong nước ta để làm thuốc.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, can, thận
Hoạt chất: Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Cosmoiin, Apigenin-7-O-Glucoside
Thành phần hoá học chính: Tinh bột, flavonoid, vitamin A, acid amin (cholin).
Dược năng: Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng: Thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, cao huyết áp, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nước mắt, đinh độc, mụn nhọt, sưng đau.
Dùng để ướp chè, nấu rượu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 2-10g dưới dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Trung Quốc có xuất sang nước ta vị Cúc hoa là cụm hoa lấy từ cây Chrysanthemum morifolium Ramat. thường có màu trắng hoặc vàng nhạt cụm hoa to hơn Cúc hoa vàng của ta.
Chủ trị:
Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu.
– Trị chóng mặt, uống lâu làm đẹp da, chống lão hóa: Bạch cúc chọn vào ngày 9-9 (âm lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần (Thái Thanh Kinh Bảo phương).
– Trị đầu đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Thạch cao, Xuyên khung, đều 12g. tán bột. Mỗi lần uống 6g với nước trà.
– Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35 người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt(Chinese Hebral Medicine).
Kiêng kỵ:
Khí hư, tỳ vị hàn, tiêu chảy không dùng
8.TANG BÌ:
Vị thuốc: Tang Bạch Bì
Tên Latin: Cortex Mori
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ
Hoạt chất: Morusin, mulberin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene
Dược năng: Chỉ ho, bình xuyễn, thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp
Liều Dùng: 6 – 15g
Chủ trị:
– Trị các chứng ho, xuyễn, khó thở, thở có tiếng kêu khò khè do phế nhiệt.
– Trị mặt sưng phù, sốt, khát nước, tiểu gắt do phế nhiệt ngăn trở phế khí
Kiêng kỵ:
– Ho do cảm phong hàn không dùng
– Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ không dùng
Lương y Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply