CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

check CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

Thận khí hư nhiệt, tinh dịch không kiên, thường bị di tinh, hoạt tinh hoặc xuất tinh sớm; bàng quang không nín được, người già hay đi tiểu vặt, trẻ em hay đái dầm. Nên phân biệt chọn , …phối hợp với thuốc bổ thận để cố tinh súc niệu.
Di tinh, tinh xuát sớm, cùng với tiểu vặt, đái dầm nếu không do thận hư mà do nhân tố khác kiêng dùng thuốc cố tinh súc niệu. Loại này có 4 vị thường dùng là:

1. KIM ANH TỬ
Tên khoa học: Fructus Rosae laevigatae
Nguồn gốc: Vị thuốc là quả bổ đôi của cây Kim anh (Rosa laevigata Michx.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Cây mọc hoang hoặc trồng làm cảnh ở nước ta và một số nước khác.
Tính vị: Vị chua, chát, tính bình
Quy kinh: Vào kinh thận, bàng quang, đại trường
Thành phần hoá học chính: Vitamin C, tanin, acid nitric, acid malic, glucose, nhựa.
Hạt chứa heterosid độc (khi dùng phải bỏ hạt).
Dược năng: Sáp trường, chỉ tả, liễm hãn
Công dụng: Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, ỉa chảy mãn tính. Trị các chứng tiêu chảy, thổ tả, tiểu són, tiểu không tự chủ,
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

KIM ANH TU F 800x533 CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

2.TANG PHIÊU TIÊU:
Tên khác: Tổ bọ ngựa (trên cây dâu tằm)
Tên khoa học: Ootheca Mantidis
Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Glycoprotein, lipoprotein, albumin, chất béo, chất xơ, chất sắt, calci, proteins
Dược năng: Cố thận, ích tinh, bổ hư
Liều Dùng: 3 – 9g
Chủ trị:
Tang phiêu tiêu: Chữa hư lao, đổ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đái đục, đi đái không nín được (tẩm rượu sao, uống ngày 8g với nước chín). Trẻ em nổi mụn có mủ (đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu để bôi).
– Trị di tinh, tiểu sẻn, liệt dương, kinh nguyệt bế, đau thắt lưng.
– Thận dương hư biểu hiện như xuất tinh, mộng tinh, đái dầm ban đêm hoặc khí hư: Dùng Tang phiêu tiêu với Long cốt, Mẫu lệ, Thỏ ti tử và Bổ cốt chỉ.
Kiêng kỵ:
Âm hư nội nhiệt, có thấp nhiệt ở bàng quang không nên dùng

tang phiêu tiêu CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

3.
Vị thuốc: Sơn Thù Du
Tên khác: Sơn thù. Sơn thù nhục, Táo ngọc, Táo nhục
Tên khoa học: Fuctus Corni
Nguồn gốc: Vị thuốc là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Sơn thù du (Cornus officinalis Sieb. et Zucc.), họ Sơn thù du (Cornaceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Tính vị: vị chua, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Các acid hữu cơ và một glucosid gọi là cocnin, đường glucose, chất keo, verbenalin, vitamin A
Thành phần hoá học chính: Saponin, tanin, acid hữu cơ.
Dược năng: bổ can thận, nạp tinh khí, chỉ hãn, chỉ huyết
Công dụng: Chữa đau lưng mỏi gối, ù tai, phong hàn tê thấp, ngạt mũi.
Chủ trị:- Can, thận suy biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt, đau lưng dưới, yếu chân, di tinh và bất lực dùng Sơn thù du với Sinh địa hoàng, Thỏ ti tử, Câu kỷ tử và Đỗ trọng.
– Ra mồ hôi do cơ thế yếu: dùng Sơn thù du với Nhân sâm, Phụ tử và Mẫu lệ.
– Tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài lâu dứt dùng với Hải phiêu tiêu, Tông lư tán
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, hoàn tán, rượu thuốc.
Chú ý:
Sơn thù loại bỏ hạt gọi là Sơn thù nhục hoặc Du nhục. Sơn thù có thể bị giả mạo bằng quả một vài loài Hoàng liên gai (Berberis spp.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Kiêng kỵ:
Tiểu gắt, tiểu sẻn do thấp nhiệt không dùng

son thu du CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

4.
Vị thuốc: Phúc Bồn Tử
Tên khoa học: Fructus Rubi
Nguồn gốc: Dược liệu là quả chín phơi khô của cây Phúc bồn tử (Rubus sp.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Vị thuốc phần lớn nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, chua, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Fupenzic acid, ellagic acid, rubusoside, Beta-sitosterol
Thành phần hoá học chính: Acid hữu cơ, vitamin.
Dược năng: Bổ can thận, làm sáng mắt, sinh tân, cố tinh
Công dụng:
Dùng phối hợp với các vị thuốc trong bài thuốc bổ thận chữa các chứng đi tiểu nhiều, đái tháo nhạt, liệt dương, di tinh.
Chủ trị:
– Chủ trị thận suy với các triệu chứng hoạt tinh, di tinh dùng Phúc bồn tử với Sa uyển tử, Sơn thù du, Khiếm thực
– Hay đi tiểu, tiểu đêm, tiểu không tự chủ dùng Phúc bồn tử với Tang phiêu tiêu, Ý dĩ nhân, Kim anh tử
– Tiểu đường dùng Phúc bồn tử với Tang phiêu tiêu, Ngũ vị tử, Sơn thù du, Ô dược, Ý dĩ nhân
– Mắt kém, mắt mờ, hoa mắt dùng Phúc bồn tử với Câu kỷ tử, Xa tiền tử, Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, Sa uyển tử, Dạ minh sa
– Phúc bồn tử có tên tiếng Anh là Raspberry có hình dáng giống như trái dâu Tây nhưng nhỏ hơn, chỉ bằng nửa trái dâu, có bán rất nhiều tại các siêu thị thực phẩm tại Hoa Kỳ để ăn tươi hoặc dùng làm bánh
Liều Dùng: 3 – 10g
Kiêng kỵ:
Dùng cẩn thận trong trường hợp thận âm hư mà có hư hỏa

phúc bồn tử CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 21): LOẠI CỐ TINH SÚC NIỆU

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>