CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 17): LOẠI LÝ HUYẾT
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(TIẾP KỲ 16)
15. NGŨ LINH CHI
Tên khác: Thảo linh chi, Ngũ linh tử.
Tên khoa học: Faeces Trogopterum
Nguồn gốc: Dược liệu là phân của loài Sóc bay (Trogopterus xanthipes Milne-Edwrds), họ Sóc bay (Petauristidae).
Loài sóc này chưa thấy ở nước ta.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Vitamin A, uric acid, urea, resin
Thành phần hoá học chính: Chất nhựa, ure, acid ureic.
Dược năng: Tán ứ huyết, giảm sưng, chỉ huyết
Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, đẻ xong huyết xấu không ra hết sinh đau bụng, ngực đau, trẻ con bị cam tích.
Chủ trị:
Trị đau bụng kinh, băng huyết, rong huyết, các chứng bệnh phụ nữ sau khi sanh, các chứng bệnh cảm trẻ em; phụ nữ băng huyết và chứng xích bạch đái không dứt thì sao dùng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dưới dạng thuốc sắc hoặc viên.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi
16. NGƯU TẤT
Tên khác: Hoài ngưu tất. Ngưu tất bắc
Tên khoa học: Radix Achiranthis bidentatae
Nguồn gốc: Dược liệu là rễ đã chế biến phơi khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.), họ Rau dền (Amaranthaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương trong nước ta.
Tính vị: Vị đắng, chua, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Triterpenoid saponins, ecdysterone, inokosterone
Thành phần hoá học chính: Saponin triterpenoid, hydratcarbon.
Dược năng: Hoạt huyết, tán ứ, kiện gân xương, thanh thấp nhiệt, thanh huyết nhiệt
Công dụng:
-Dùng sống: trị cổ họng sưng đau, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, đẻ không ra nhau thai, ứ huyết, tiểu tiện ra máu, viêm khớp.
-Tẩm rượu: trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại.
-Chiết xuất Saponin làm thuốc hạ cholesterol máu.
Chủ trị:
– Ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài dùng Ngưu tất với Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy và Diên hồ sách.
– Can và thận suy, đau yếu vùng thắt lưng và chân dùng Ngưu tất với Tang ký sinh, Đỗ trọng và Câu kỷ tử.
– Giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam dùng Ngưu tất với Tiểu kế, Trắc bách diệp và Bạch mao căn.
– Âm suy dương vượng dẫn đến can phong nội chạy lên trên gây đau đầu, hoa mắt và chóng mặt dùng phối hợp Ngưu tất với Đại giả trạch, Mẫu lệ và Long cốt.
– Âm suy hỏa vượng, lở miệng, sưng lợi dùng Ngưu tất với Sinh địa và Tri mẫu.
– Tiểu đau, tiểu ra máu và tiểu giắt dùng Ngưu tất với Thông thảo, Hoạt thạch và Cù mạch trong bài Ngưu Tất Thang.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc.
Viên Bidentin dùng theo y học hiện đại.
Chú ý:
– Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh không được dùng.
– Ngưu tất nam là rễ cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L. ), họ Rau dền, mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta có thể dùng thay vị Ngưu tất.
Ghi chú:
Xuyên ngưu tất (Radix Cyathulae Officinalis ) có vị ngọt, đắng tính bình, vào kinh can, thận. Có tính trừ phong, táo thấp, hành huyết, chỉ thống. Trị đau lưng nhức mỏi do thấp, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Liều dùng 4 – 9g.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh không dùng
– Tỳ suy, tiêu chảy không dùng
17. ĐÀO NHÂN
Tên khoa học: Semen Persicae
Nguồn gốc: Nhân hạt đã phơi khô lấy từ quả chín của cây Đào (Prunus persica (L.) Batsch.), họ Hoa hồng (Rosaceae).
Cây được trồng nhiều ở các nước phương Bắc và một số địa phương nước ta để lấy quả ăn.
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, đại trường, can, phế
Hoạt chất: Amygdalin, emulsin, oleic acid, glyceric acid, linoleic acid
Thành phần hoá học chính: Dầu béo (50%), amygdalin (3,5%), tinh dầu (0,5%0, emunsin)
Dược năng: Hoạt huyết, khử ứ, nhuận táo
Công dụng: Chữa bế kinh, táo bón, chấn thương tụ máu.
Chủ trị:
– Dùng sống: trị kinh nguyệt bế tắc, vón cục, bụng dưới đầy đau, té ngã ứ huyết.
– Dùng chín: nhuận trường, hoạt huyết.
Chú thích:
Nhiều tiệm thuốc ở thị trường thuốc VN hay hốt lẫn lộn Đào nhân và Hạnh nhân do giá cả 2 loại này khá chênh lệch và lại nhìn rất tương tự. Đào nhân hay bị đổi thành Hạnh nhân hoặc trộn lẫn 2 loại này với nhau. Sau đây là cách phân biệt:
– Đào nhân mỏng mình, hình bầu dục, hai đầu bầu hoặc nhọn ra
– Hạnh nhân dầy mình, một đầu bằng, một đầu nhọn, hình giống như trái tim
Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6-12g, dưới dạng thuốc sắc.
Chú ý:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Kiêng kỵ:
Không có ứ huyết, đàn bà đang có thai, kinh nguyệt không nên dùng.
18. HỒNG HOA
Tên khác: Hồng lam hoa
Tên khoa học: Flos Carthami
Nguồn gốc: Hoa đã phơi hay sây khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae).
Dược liệu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can
Hoạt chất: Cartharmin, carthamone, neocarthamin, palmitic acid, stearic acid, arachic acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid
Thành phần hoá học chính: Flavonoid, sắc tố màu vàng.
Dược năng: Hoạt huyết, khử ứ, thông kinh, chỉ thống
Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, viêm buồng trứng, ứ huyết, chấn thương tụ máu.
Dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm.
Chủ trị:
-Chữa kinh nguyệt không đều, viêm buồng trứng, ứ huyết, chấn thương tụ máu.
Dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm.
– Trị bế kinh, sản hậu ứ huyết, huyết ứ biểu hiện bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, sưng đau do ngoại thương: Hồng hoa, Ðào nhân, Ðương qui, Xuyên khung và Xích thược trong bài Ðào Hồng Tứ Vật Thang
– Vị Hồng hoa không nên sắc lâu, cho vào siêu lúc thuốc gần được (khoảng 20 phút cuối)
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-8g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Chú ý:
Phụ nữ có thai và đang hành kinh không dùng.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng
19. TÔ MỘC
Vị thuốc: Tô Mộc, gỗ vang
Tên khoa học: Lignum Sappan
Nguồn gốc: Dược liệu là gỗ bỏ vỏ chẻ và phơi khô của cây Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), họ Vang (Caesalpiniaceae).
Cây mọc hoang và được trồng nhiều trong nước ta.
Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Hoạt chất: Brasilin, brasilein, sappanin, d-a-phellandrene, ocimene, tannin
Thành phần hoá học chính: Chất màu đa phenol (sappanin, brasilin), tanin, acid galic.
Dược năng: Tán ứ huyết, giảm sưng, giảm đau, chỉ huyết
Công dụng: Chữa lỵ ra máu, chảy máu đường ruột, ỉa chảy do nhiễm trùng đường ruột.
Trị bế kinh, hậu sản ứ huyết: Phối hợp hương phụ, ngải cứu.
Chủ trị:- Trị sản hậu huyết ứ, kinh nguyệt bế, ung nhọt, chấn thương ứ huyết, lỵ cấp tính, viêm ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột.
– Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và đau bụng sau đẻ dùng Tô mộc hợp với Ðương quy, Xích thược và Hồng hoa.
– Sưng đau do ngoại thương dùng Tô mộc hợp với Nhũ hương và Một dược.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Phụ nữ có thai, đang hành kinh không dùng.
Lương Y Nguyễn Hung
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply