CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (KỲ 16): LOẠI LÝ HUYẾT
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
(Tiếp theo kỳ 15)
9.NHŨ HƯƠNG
Tên khoa học: Olibanum
Nguồn gốc: Là chất nhựa lấy từ cây Nhũ hương (Pistacia lentiscus L.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Cây này chưa thấy ở nước ta. Dược liệu phải nhập.
Tính vị: Vị hăng, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tâm, tỳ
Hoạt chất: Olibanoresene, arabic acid, bassorin, pinene, dipentene, alpha and beta-phellandrene
Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, một số acid thơm (masticic, masticonic).
Dược năng: Hành khí, hoạt huyết, làm thư giãn gân, giảm đau, giảm sưng, thông kinh
Công dụng: Chữa lên sởi bị nhiễm độc, chữa ung nhọt sưng đau, đau bụng.Chế vecni.
Chủ trị:
– Trừ khí độc truyền nhiễm, lên sởi bị nhiễm độc, trị ung thư, đau bụng.
– Ít kinh nguyệt dùng Nhũ hương với Đương qui, Xuyên khung và Hương phụ.
– Ðau bao tử dùng Nhũ hương với Xuyên luyện tử và Diên hồ sách.
– Ðau toàn thân hoặc đau khớp do nhiễm phong hàn thấp dùng Nhũ hương với Khương hoạt, Hải phong đằng, Tần giao, Đương qui, Xuyên khung trong bài Quyên Tí Thang.
– Ðau do đau do chấn thương ngoài dùng Nhũ hương với Một dược, Huyết kiệt và Hồng hoa trong bài Thất Li Tán.
– Ðau do nhọt và hậu bối kèm sưng tấy dùng Nhũ hương với Một dược, Xích thược và Kim ngân hoa trong bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm.
– Nhọt và lở loét dùng Bột Nhũ hương và Một dược đắp ngoài.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-6g dạng thuốc bột, cao, dán nhọt.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng
10. MỘT DƯỢC
Tên khoa học: Myrrha
Nguồn gốc: Vị thuốc là gôm nhựa lấy ra từ cây Commiphora momol Engler. hay Commiphora abyssinica Engler., họ Trám (Burseraceae).
Cây này chưa thấy ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Hoạt chất: Heerabomyrrholic acid, commiphoric acid, commiphorinic acid, heerabomyrrhol, heeraboresene, commiferin, ergenol, m-cresol, cumin aldehyde, pinene, dipentene, limonene, cinnamic aldehyde, heerabolene
Thành phần hoá học chính: Nhựa, tinh dầu, gôm.
Dược năng: Hoạt huyết, tán ứ, giảm sưng, giảm đau
Công dụng: Sinh cơ, chữa vết thương do chém, chặt, chữa phù thũng, điều kinh.
Làm hương liệu trong sản xuất nước hoa.
Chủ trị:
– Trị vết thương, lở độc, bệnh trĩ, bệnh lậu.
– Ít kinh nguyệt dùng Một dược với Đương quy, Xuyên khung và Hương phụ.
– Ðau dạ dày do huyết ứ dùng Một dược với Xuyên luyện tử và Diên hồ sách.
– Ðau toàn thân hoặc đau khớp do cảm phong hàn thấp dùng Một dược với Khương hoạt, Hải phong đằng, Tần giao, Đương quy, Xuyên khung trong bài Quyên Tý Thang.
– Ðau do đau do chấn thương dùng Một dược với Nhũ hương, Huyết kiệt và Hồng hoa trong bài Thất Li Tán.
– Ðau do nhọt và hậu bối kèm sưng tấy: Dùng Một dược với Nhũ hương, Xích thược và Kim ngân hoa trong bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm.
– Nhọt và loét: Bột Nhũ hương và Một dược dùng ngoài.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 0,2-2g, dạng thuốc sắc hoặc, hoàn tán. Có thể có dạng cao dán vào chỗ nhọt sưng đau
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng
11. HUYẾT KIỆT
Tên khác: Sang dragon.
Tên khoa học: Resina Draconis
Nguồn gốc:
Dược liệu là nhựa khô lấy từ quả cây Calamus draco Willd., họ Cau (Arecaceae).
Cây mọc hoang tại các đảo ở Indonexia, vị thuốc phải nhập.
Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, can
Hoạt chất: Dracoresinotannol, dracoalban, dracoresene, phlobaphen
Thành phần hoá học chính: Chất màu, chất nhựa , ether benzoic và benzoylacetic của dracorestanola, acid benzoic tự do và tinh dầu.
Dược năng: Tán ứ huyết, giảm đau, chỉ huyết, giảm sưng
Công dụng, cách dùng:
Chữa vết thương chảy máu: Huyết kiệt tán thành bột, rắc vào.
Chảy máu cam: Huyết kiệt, Bổ hoàng hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thổi vào mũi.
Chủ trị:
– Xuất huyết do chấn thương ngoài dùng Huyết kiệt tán nhuyễn rắc vào hoặc có thể phối hợp với Bồ hoàng.
– Loét mạn tính, sưng và đau do ứ máu, chấn thương ngoài dùng Huyết kiệt với Nhũ hương và Một dược trong bài Thất Li Tán.
Liều Dùng: 0,3 – 1,5g
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Âm hư nội nhiệt, huyết nhiệt không dùng
12. TAM LĂNG
Tên khoa học:
Rhizoma Sparganii
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Tam lăng (Sparganium stoloniferum Buch. Ham.) hoặc cây Tiểu hắc tam lăng (Sparganium racemosum Huds = Scirpus yagara Ohwi), họ Tam lăng (Sparganiaceae).
Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Tinh dầu, chất bột
Thành phần hoá học chính: Tinh bột.
Dược năng: Tán ứ huyết, hành khí, chỉ thống,
Công dụng: Chữa các bệnh kinh bế, thông kinh nguyệt, sản hậu ứ trệ.
Chủ trị:
– Trị kinh bế, thông kinh, sản hậu ứ trệ.
– Khí trệ huyết ứ biểu hiện như vô kinh, đau bụng hoặc đầy bụng và thượng vị dùng Tam lăng với Nga truật trong bài Nga Truật Hoàn.
– Thực tích, khí trệ, đau chướng bụng và thượng vị dùng Tam lăng với Nga truật, Thanh bì và Mạch nha.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-12g, dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Phụ nữ có thai không được dùng.
13. NGA TRUẬT
Tên khác: nghệ tím
Nguồn gốc: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Nghệ đen (Curcuma aeruginosa Rosc.), họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Zederone, curzerene, zedoarone, furanodiene, furanodienone, isofuranodienone, curzerenone, epicurzerenone, curdione, curcolone, curcumenol, procurcumenol, isocurcumenol, curcumol, curcumadiol, curcumin
Dược năng: Tán ứ huyết, hành khí, giảm đau
Liều Dùng: 3 – 9g
Chủ trị:
– Khí huyết ứ trệ biểu hiện đau bụng, mất kinh, có khối kết ở bụng hoặc thượng vị. Nga truật phối hợp với Tam lăng trong bài Nga Truật Hoàn.
– Rối loạn công năng vận hóa của tỳ biểu hiện khó tiêu, đầy tức đau bụng và thượng vị: Nga truật phối hợp với Tam lăng, Sơn tra, Mộc hương và Chỉ thực.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ có thai không dùng
– Kinh nguyệt nhiều, kéo dài không dùng
*Vị Nga truật của Trung Quốc là thân rễ cây Nga truật (Curcuma zedoaria Rosc.)
14. BỒ HOÀNG
Vị thuốc: Bồ Hoàng
Tên khác: Bồ thảo, hương bồ thảo, cỏ nến
Tên khoa học: Pollen Typhae
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ, tâm bào
Hoạt chất: Flavonozit, xitosterin, chất mỡ
Dược năng: Chỉ huyết, hành huyết, tán ứ, lợi tiểu
Liều Dùng: 3 – 10g
Chủ trị:
– Bồ hoàng có tác dụng cầm máu vừa có tác dụng hành huyết. Bồ hoàng có thể dùng để trong các trường hợp cầm máu mà không gây ứ huyết.
– Lợi tiểu, dùng chữa bệnh ho ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu.
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply