CÔNG DỤNG CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (kỳ 9): LOẠI DƯỠNG ÂM
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
1. Sa sâm
2. Mạch môn
3. Thiên môn
4. Ngọc trúc…..(kỳ 8)
5. HOÀNG TINH
Tên khác: Củ cây cơm nếp.Hoàng chi, thái dương thảo
Tên khoa học: Rhizoma Polygonati
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng tinh (Polygonatum kingianum Coll et Hemsl., Polygonatum multiflorum L., Polygonatum sibiricum Red., ….), họ Hoàng tinh (Convallariaceae).
Cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc.
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế, thận
Hoạt chất: Azetidine-2-carboxylic acid, aspartic acid, homoserine, diaminobutyric acid, digitalis glycoside, vitexin xyloside.
Thành phần hoá học chính: Chất nhầy, tinh bột, đường.
Dược năng: Tư âm, bổ huyết, sinh tân, nhuận phế, kiện tỳ, bổ thận ích tinh
Công dụng: Chữa ho lâu ngày, ho khan, làm mạnh gân cốt.
Cách dùng, liều lượng:
Chủ trị:
– Trị các chứng ho do âm hư nội nhiệt, ho ra máu
– Trị các chứng về thận suy như: lưng đau, gối mỏi, chóng mặt, mắt mờ, tóc bạc sớm
– Tư âm, thanh nhiệt, kiện tỳ vị, trị ăn không biết ngon, miệng khô, họng khát, lưỡi đỏ không rêu
Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.
Chú ý: Củ Hoàng tinh hay Củ dong thường bán ở chợ là thân rễ cây Maranta arundinacea L. chỉ dùng làm thực phẩm hay làm tá dược, không làm thuốc.
Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, đàm thấp ủng trệ, đại tiện lỏng không dùng
6. BÁCH HỢP
Tên khác: Cánh hoa li ly
Tên khoa học: Bulbus Lilii
Nguồn gốc: Vẩy đã chế biến khô của cây Bách hợp (Lilium brownii var. colchesteri Wils.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae).
Cây Bách hợp mọc hoang ở một số vùng núi cao của nước ta.
Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế
Hoạt chất: Colchicine, starch, protein, lipids, sugars, organ acids, calcium, magnesium, sắt, aluminum, potassium, zinc
Thành phần hoá học chính:
Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), vitamin C, alcaloid.
Dược năng: Nhuận phế, giảm ho, định tâm, kiện vị, dưỡng trung tiêu
Công dụng: Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp.
Cách dùng, liều lượng: Phối hợp trong các phương thuốc bổ phế chỉ khái, ho lao suy nhược. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Chủ trị:
– Ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ họng, đau bụng.
– Phế âm suy kèm hoả vượng biểu hiện như ho và ho ra máu dùng Bách hợp với Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Cố Kim Thang.
– Giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra kèm nhiệt tồn biểu hiện như kích thích, trống ngực mất ngủ và ngủ mơ dùng Bách hợp với Tri mẫu, Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Địa Hoàng Thang
Liều Dùng: 10 – 30g
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng
– Ho do phong hàn không dùng
7. BACH THƯỢC
Tên khác:Thược dược.
Tên khoa học: Radix Paeoniae lactiflorae
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị chua, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Paeoniflorin, albiflorin, oxypaeoniflorin, benzoylpaeoniflorin, paeonin, hydroxypaeonifloin
Thành phần hoá học chính:
Tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.
Dược năng: Bình can, dưỡng huyết, liễm âm
Công dụng:
Trị đau ngực sườn, mồ hôi trộm, huyết hư, thai nhiệt, kinh nguyệt không đều.
Chủ trị:
– Bạch thược chủ yếu vào tạng can, vị chua có tính thu liễm nên dưỡng can huyết, làm nhu can. Những chứng can dương vượng, can huyết bất túc biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt, dễ nổi giận đều có thể dùng Bạch thược.
– Can huyết hư không dưỡng cân khiến chân tay co cứng dùng Bạch thược với Cam thảo.
– Trị các chứng bệnh của phụ nữ trước và sau khi sinh, vùng tim và bụng đầy cứng, trường phong hạ huyết, mụn nhọt, đầu đau, mắt đỏ, hoại tử.
– Trị tỳ hư, bụng đầy, vùng dưới tim đầy cứng, hạ sườn đau, phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, can huyết bất túc, dương duy mạch có hàn nhiệt, đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Ghi chú:
Xích thược là rễ cây mọc hoang của các loài Thược dược Paeonia lactiflora Pall., P. obovata Maxim, P. veitchii Lynch. Công dụng tương tự Bạch thược. Cần phân biệt với cây hoa Thược dược (Dahlia variabilis Desf.), họ Cúc (Asteraceae).
8. CÂU KỶ TỬ
Tên khác: Khởi tử. Kỷ tử, câu khởi,
Tên khoa học: Fructus Lycii
Nguồn gốc: Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ hay Khủ khởi (Lycium sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae).
Cây này có trồng ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Tính vị: Vị ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận và phế
Hoạt chất: Vitamin A, B1, B2, C, cyandin, đường, anthocyanidinglucosde, chất béo, chất đạm.
Thành phần hoá học chính: Caroten, vitamin C, acid amin.
Dược năng: Bổ can và thận, sinh tân, ích tinh, làm sáng mắt.
Công dụng: Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, ra nhiều nước mắt, mắt mờ, đái đường.
Chủ trị:
Can và thận âm hư biểu hiện hay chóng mặt, hoa mắt, thắt lưng đau, mỏi gối, ra hồ hôi ban đêm, tóc bạc sớm, khó thụ thai, di tinh, tiểu đường. Phế âm hư biểu hiện ho không đàm, ho ra máu.
– Mắt mờ: dùng câu kỷ tử ngâm rượu uống
– Hoa mắt chóng mặt, mắt khô, hay chảy nước mắt khi ra gió: dùng câu kỷ tử phối hợp với Cúc hoa và Thục địa hoàng trong bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
– Đau lưng mỏi gối và di mộng tinh. Câu kỷ tử phối hợp với Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Tục đoạn, và Tang ký sinh.
– Phế âm hư: Câu kỷ tử phối hợp với Mạch đông, Tri mẫu, Xuyên bối mẫu và Bách bộ.
Kiêng kỵ:
– Tỳ, Vị hư yếu, đi phân sống, tiêu chảy không nên dùng.
– Phụ nữ có thai không nên dùng.
Chú ý:
Vỏ rễ của cây Khủ khởi được gọi là Địa cốt bì dùng chữa sốt, ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu…
Liều Dùng: 6 – 18g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu
Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog Sức Khỏe
Leave a Reply