CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG

check CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG

THUỐC BỔ DƯỠNG: (kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3)
II/ THUỐC TRỢ DƯƠNG (kỳ 4)
Loại này phần lớn tính vị ngọt ấm, có tác dụng ôn thận, tráng dương, thích hợp với những chứng thận dương khuy tổn, lưng mõi gối yếu, tay chân lạnh, tiểu tiện trong dài, di tinh, dương sự yếu, nên dùng Lộc nhung, Ba kích, các thuốc ngọt ấm ôn thận tráng dương. Ngoài ra do tỳ vị dương hư, xuất hiện chứng tạng hàn, thổ tả đau bụng, tâm thận dương hư xuất hiện chứng vong dương, mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, nên dùng can khương, nhục quế, Phụ tử, ôn trung khư hàn, hồi dương cứ nghịch. Gồm có 12 vị thông dụng là:
1.
Tên khoa học: Herba Cistanches
Nguồn gốc: Vị thuốc là toàn thân cây có mang vẩy của một số cây thuộc chi Cistanche như: Cistanche deserticola Y.G.Ma (cây Thung dung); Cistanche ambigua G. Beck (Bge) (cây Mễ nhục thung dung); Cistanche salsa (C.A. Mey.) G.Bek. (cây Nhục thung dung), họ Nhục thung dung (Orobanchaceae).
Cây mọc hoang ở một số tỉnh của Trung Quốc. Vị thuốc này ta hoàn toàn phải nhập
Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh thận, đại trường
Hoạt chất: Alkaloids
Thành phần hoá học chính: Hydratcarbon, iridoid glycosid, vitamin.
Công dụng: Bổ thận dương, ấm tử cung, nhuận trường
Liều Dùng: 8 – 20g
Chủ trị:
– Thận dương suy với các triệu chứng tiểu trong, tiểu không tự chủ, lưng đau, gối mỏi, thiếu máu , .
– Tử cung lạnh, rong kinh, khó thụ thai
– Đại trường khô táo, hay táo bón
Kiêng kỵ:
– Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng không dùng
– Dương thịnh âm suy không dùng

11 CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG

2.THỐ TY TỬ
Tên khác: Thiện bích thảo, Hoàng la tử, Đậu hình tử, Hoàng cương tử
Tên khoa học: Semen Cuscutae
Nguồn gốc: Dược liệu là hạt chín phơi khô của cây Thỏ ty – Dây tơ hồng (Cuscuta sinensis Lamk.), họ Tơ hồng (Cuscutaceae).
Dây tơ hồng có ở nhiều nơi trong nước ta, ký sinh trên những cây khác, tuy vậy vị thuốc Thỏ ty tử ta phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Chất nhày.
Dược năng: Bổ Can Thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt. Làm thuốc cường tráng, thu liễm
Công dụng: Làm thuốc bổ trong trường hợp cơ thể suy nhược, lưng gối mỏi đau, di tinh, đái đêm nhiều lần, đái vãi, đái sót. Nước sắc dùng ngoài trị mụn nhọt, sang lở ở trẻ em.
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Hoạt chất: Vitamin A, glycosides, cholesterol, campesterol
Liều Dùng: 9 – 15g
Chủ trị:
Thận hư tính lạnh, liệt dương, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhiều, đại tiện lỏng, đẻ non.
– Thận kém biểu hiện như bất lực, mộng tinh, xuất tinh sớm, dưới hoặc khí hư ra nhiều: Dùng Thỏ ty tử với , Sơn dược và Câu kỷ điều trị đau lưng dưới hoặc khí hư. Dùng Thỏ ty tử với Ngũ vị tử, Xà sàng tử, Sa uyển tử và Nữ trinh tử để điều trị bất lực (liệt dương).
– Tiêu chảy do tỳ kém: Dùng Thỏ ty tử với Đảng sâm, Bạch truật và Sơn dược.
Kiêng kỵ:
Thận hoả, dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng

suynhuoc5 CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG

3. ĐỖ TRỌNG
Tên khác: Xuyên Đỗ Trọng
Tên khoa học: Cortex Eucommiae
Nguồn gốc: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).
Nước ta có trồng được cây này ở một số vùng núi cao, có khí hậu mát.
Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính: Nhựa, tinh dầu.
Hoạt chất: Syringaersinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1-Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihdroxydehydrodiconiferyl alcohol, Medioresinol
Dược năng: Hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu. Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư
Công dụng: Thuốc bổ thận, gân cốt, chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, đái đêm, liệt dương, phụ nữ có thai, động thai. Chữa cao huyết áp.
Tính vị: Vị ngọt, hơi cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Liều Dùng: 10 – 15g
Chủ trị:
– Trị thận hư, hai bên thăn lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư. Rất thông dụng trong các bài ngâm rượu.
– Dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.
Kiêng kỵ:
– Kỵ Huyền sâm, Xà thoái
– Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng
dotrong CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG

4.
Tên khác: Sâm nam.
Tên khoa học: Radix Dipsaci
Nguồn gốc: Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.) và một số loài thuộc chi Dipsacus, họ Tục đoạn (Dipsacaceae).
Cây mọc ở vùng núi cao miền Bắc nước ta và được trồng ở một số địa phương.
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, saponin, hydratcarbon…
Hoạt chất: B-sitosterol, hederagenin, ursol aldehyde, ursolic acid
Dược năng: Tư bổ can thận, , mạnh gân xương, giảm sưng, giảm đau, an thai
Công dụng: Chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, bạch đới, gãy xương, đứt gân do chấn thương, phong thấp gây đau nhức, động thai đau bụng.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can, thận
Liều Dùng: 10 – 20g
Chủ trị:
– Bổ can, thận, trị đau lưng, nhức mỏi, đau nhức ở gân, xương.
– Hoạt huyết, khử ứ, giảm đau, sưng trong những trường hợp bị té ngã, bầm tím, gãy xương. Tục đoạn giúp cho xương mau được liền lại.
– Trị sưng, lở, mụn nhọt do nhiệt độc. Tiểu ra máu.
– An thai, thai động không yên.
Độc tính:
Có thể gây dị ứng ngoài da

ewm1334122401 CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 4): THUỐC TRỢ DƯƠNG

Lương Y :Nguyễn Hùng
Chủ Biên Blog Sức khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>