TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 1)

check TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 1) Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 1) Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!

hanghiem TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 1)

1. THUỐC BỔ DƯỠNG
Thuốc bổ dưỡng là những vị thuốc có tác dụng chủ yếu bổ ích khí, huyết, âm ,dương. Chia ra các loại bổ khí, trợ dương, bổ huyết, tư âm, chữa các chứng bệnh khí hư, dương hư, huyết hư, âm hư. Mọi người có triệu chứng xuất hiện do bệnh tật trở thành hư tổn hoặc do hư tổn trở thành bệnh tật đều có thể sử dụng. Những chứng hư tổn thuộc về sợ suy giảm cơ năng, có khí hư, dương hư, thuộc về hư tổn vật chất có huyết hư, âm hư. Cần căn cứ biểu hiện lâm sàng biện chứng chọn thuốc tiến ahnhf bổ dưỡng. Ngoài ra do khí huyết không đủ mà ban chẩn mọc chậm, mụn nhọt không thể hết mủ, lên da, liền miệng, cũng nên dùng thuốc bổ dưỡng góp sức giúp ngăn ngừa bệnh trình. Dùng thuốc bổ dưỡng chú ý các điểm sau:
1.Dương hư thường kiêm khí khư, khí hư có thể dẫn đên dương hư, nên thuốc bổ khí thường dùng với thuốc trợ dương. Âm hư thường kiêm huyết hư, huyết hư có thể dẫn đến âm hư, nên thuốc bổ huyết thường dùng với thuốc dưỡng âm. Có lúc lại càng bổ cả khí huyết hoặc cùng bổ cả âm dương.
2. Các chứng hư mạn tính chỉ nên điều dưỡng từ từ, không nên vội bổ, nhưng chứng bệnh hư thoát cấp tính lại phải bổ mạnh, lượng thuốc nhiều không thể chậm trễ.
3. Dùng thuốc bổ dưỡng, trước tiên phải chiếu cố tỳ vị, công năng tỳ vị có khôi phục bình thường, thuốc bổ mới phát huy tác dụng.
4. Thuốc bổ dưỡng nên dùng thêm thuốc hành khí kiện vị để tránh khí trệ, bụng đầy.
5.Thuốc bổ nên nhỏ lửa sắc lâu.
6. Người âm hư tân dịch thiếu kiêng dùng thuốc ôn bổ. Người công năng tỳ vị suy giảm kiêng dùng thuốc bổ nhuận mát. (Khi cần thiết có thể phối hợp với thuốc kiện tỳ)
7. Người bênh tà chưa hết không nên sử dụng quá sớm, khi cần thiết có thể thêm thuốc bổ thích dáng trong thuốc khử tà nhằm tăng sức đề kháng để trừ tà khí.
Căn cứ vào tính năng của thuốc bổ dưỡng, chỉa ra 4 loại :Bổ khí, trợ dương, Bổ huyết, Dưỡng âm.
I/ LOẠI BỔ KHÍ
Loại này tính vị phần nhiều ngọt nhạt ấm bình, có tác dụng tăng cường công năng hoạt động của tạng phủ, thích hợp với bệnh công năng tạng phủ giảm thoái, như phế khí hư thì hô hấp ngắn hụt, thanh âm thấp nhỏ, làm lụng lao động thở dốc, hay ra mồ hôi. Tỳ khí hư thì tay chân mỏi yếu, da thịt vàng gầy, không muốn ăn, tiêu hóa kém, ngực bụng đầy tức, đại tiện lỏng, bệnh nặng xuất hiện các chứng phù thủng, thoát giang…Gồm có bảy vị thuốc sau:
1. NHÂN SÂM
Tên khác: Dã sơn sâm, Dã nhân sâm, Viên sâm, Sâm cao ly, hồng sâm, Cát lâm sâm
Tên Latin: Panax Ginseng
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.), họ Nhân sâm (Araliaceae).
Nước ta chưa trồng được cây này. Dược liệu nhập từ các nước khác.
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: vào kinh phế, tỳ, thông 12 kinh lạc
Hoạt chất: Thân rể và củ chứa 32 hợp chất soponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rể cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid béo trong đó có acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mn, Co, Se, K. các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rể tươi có daucosterol.
Dược năng: Đại bổ ích nguyên khí, bổ phế, kiện tỳ vị, sinh tân, chỉ khát, an thần
Liều Dùng: 1 – 12ghttp://www.thegioidongy.com/wp-admin/media-upload.php?post_id=5010&type=image&TB_iframe=1
Chủ trị:
Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Các chứng hư nhược, âm dương khí huyết bất túc đều có thể dùng Nhân sâm.
– Nguyên khí hư thoát do chính khí quá hư suy, âm huyết bất túc, sắc mặt trắng bệch, nôn mửa hoặc ỉa chảy nặng, tự hãn, chân tay lạnh, hơi thở ngắn, mạch trầm vi dùng Nhân sâm độc vị hoặc phối hợp với Phụ tử trong bài Sâm Phụ Thang.
– Tỳ, vị kém biểu hiện như kém ăn, mệt mỏi, đầy thượng vị và bụng, phân lỏng: Dùng Nhân sâm với Bạch truật, Phục linh và Cam thảo trong bài Tứ Quân Tử Thang.
– Thiếu khí ở phế biểu hiện như thở nông, ra mồ hôi trộm và mệt mỏi: Dùng Nhân sâm với Cáp giới (Tắc kè) trong bài Nhân Sâm Cáp Giới Tán.
– Tiểu đường hoặc kiệt khí và dịch cơ thể do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như khát, ra mồ hôi, kích thích thở nông và mạch yếu: Dùng Nhân sâm với Mạch đông và Ngũ vị tử trong bài Sinh Mạch Tán. Nếu kèm với sốt, dùng Nhân sâm với Thạch cao và Tri mẫu trong bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang.
– Kích thích tâm thần biểu hiện như trống ngực, lo lắng, mất ngủ mơ ngủ và quên: Dùng phối hợp nhân sâm với toan táo nhân và Đương qui dưới dạng Quy tỳ thang.
– Bất lực và ở đàn ông hoặc ở phụ nữ dùng một mình nhân sâm hoặc phối hợp với Lộc nhung và Tử hà xa.
Ghi chú:
Nhân sâm là tên gọi chung cho nhiều loại sâm có hình dáng tựa như hình người như Sâm Cao Ly, Cát Lâm sâm, Dã sơn sâm, Tây dương sâm, Bạch sâm. Dã sơn sâm và Nhân sâm Trung Quốc được coi là có chất lượng tốt nhất và có dược tính đúng theo như Nhân sâm trong các tài liệu cổ và đắt hơn các loại sâm khác rất nhiều. Hiện nay cây Nhân sâm Ngọc Linh là loài sâm trẻ nhất và quý nhất của thế giới chỉ có tại núi Ngọc Linh thuộc địa bàn hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Độc tính:
– Sâm có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh và tăng nhịp tim, không nên dùng quá liều.
Kiêng kỵ:
– Phụ nữ mới sanh huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
– Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi,
– Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.
– Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử (Đau bụng uống nhân sâm là chết)
nhân sâm 2 300x163 TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC ĐÔNG Y (Kỳ 1)

Lương Y Nguyễn Hùng
Chủ biên Blog sức khỏe

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>