Món ăn bài thuốc chữa viêm mũi mạn tính
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Viêm mũi mạn tính đa số do bị bệnh cấp tính chữa không khỏi hẳn, bị đi bị lại nhiều lần, khiến người bệnh không khỏi hẳn được mà ra. Ngoài ra, cũng có thể do nghề nghiệp như: tiếp xúc lâu dài với chất có hại như bụi phấn, hoá chất, hàn điện… cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra viêm mũi mạn tính.
Tam thất hấp gà chữa viêm mũi mạn tính.
Bệnh này chủ yếu do cơ thể suy nhược, nội tạng bị tổn thương, thuộc loại bệnh mạn tính, suy nhược, như: phế khí suy nhược, chức năng chuyển hóa khí không được ổn định dễ bị hàn tà tập kích, làm cho lỗ mũi bị nghẹt, thậm chí khó thở, xoang mũi niêm mạc bị sưng, mũi nghẹt không thông. Nếu phổi đã bị phục nhiệt mà lại gặp hàn tà lâu ngày có thể gây nên khí trệ huyết ứ.
Căn cứ vào triệu chứng, y học cổ truyền chia viêm mũi mạn tính thành 3 thể và có những món ăn phù hợp để chữa trị:
Thể phế nhiệt nghẽn: Nghẹt mũi có lúc nặng nhẹ, gặp nóng thì nặng lên, gặp mát thì nhẹ đi, ưa trời mát mẻ, kỵ trời nóng nực. Niêm mạc mũi sung huyết rõ rệt, đỏ lên khá đậm. Nước mũi không nhiều nhưng màu vàng và đặc, kết lại thành dỉ ở mũi. Hốc mũi bị khô, cảm thấy thở nóng rát, đầu căng và nhức, miệng khô, khát nước, đi ngoài bón kết khó khăn, nước tiểu màu vàng và ít. Chất lưỡi đỏ hoặc mốc vàng ít bọt, mạch nhanh, có lực:
Diếp cá nấu dạ dày lợn: Rau diếp cá nhặt rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào dạ dày, cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, hầm 2 – 3 giờ.
Phổi lợn hầm lá dâu, hoa cúc: Lá dâu 15g, hoa cúc 15g, phổi lợn 250g.
Phổi lợn rửa thật sạch, dùng tay vắt hết nước, thái miếng nhỏ; lá dâu, hoa cúc rửa sạch, nấu kỹ, gạn lấy nước, cho phổi vào nước đó hầm 1- 2giờ.
Trà nhị hoa: Hoa cúc, chi tử mỗi thứ 10g, bạc hà 3g, hành trắng 3g.
Các vị trên rửa sạch, đổ vừa đủ nước sôi để hãm một lúc cho ngấm rồi rót ra chén cho chút mật ong, quậy đều uống thay trà. Nên uống thường xuyên.
Thể phế khí hư hàn: Mũi nghẹt nhẹ hoặc nặng. Gặp lạnh thì nặng, gặp nóng thì nhẹ. Ưa nóng mà kỵ lạnh. Niêm mạc mũi sung huyết nhẹ, màu nhạt hoặc màu hồng xám, hoặc hơi thấy có trạng thái phù, không có niêm mạc kết mỡ dày. Nước mũi loãng trong, chân tay hơi ấm hoặc bị ho. Đến mùa đông thì phát sinh đi ngoài phân hơi sống, tiểu trong và lâu, chất lưỡi nhạt, mốc và ướt, mạch trầm nhỏ yếu.
Phổi lợn hầm hoàng kỳ, hạt sen: Hoàng kỳ, hạt sen mỗi thứ 50g, phổi lợn 250g. Hoàng kỳ, hạt sen rửa sạch; phổi lợn rửa nhiều lần, vắt hết nước. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2- 3 giờ cho nhừ, nêm muối và gia vị vừa ăn.
Canh nhân sâm, liên nhục: Nhâm sâm trắng 10g, hạt sen 15g, đường phèn 30g. Nhân sâm, hạt sen bỏ tâm cho vào tô, đổ vừa nước hãm, cho đường, hấp cách thủy khoảng 1 giờ rồi uống.
Canh phổi lợn, trùng thảo: Phổi lợn 250g, đông trùng thảo 5g, muối, mì chính. Phổi lợn vắt sạch máu, rửa thật sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với đông trùng thảo, cho vừa nước, hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn.
Thể khí huyết ứ đọng: Mũi sưng to do nghẹt mũi nặng và kéo dài phần nhiều kèm theo đau đầu, váng đầu, miệng khô họng khan, mũi chảy nước nhiều, viêm nhiều, hoặc bị ho, tai ù, thính lực giảm… lưỡi nhạt thâm mốc dày vàng, mạch trầm trì và có lực.
Tam thất hấp gà: Thịt gà 250g, bột tam thất 10g, đường phèn vừa ngọt.
Thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ, ướp đường phèn giã nhỏ, cho vào tô hoặc liễn, nước vừa đủ, hầm cách thủy 1 giờ.
Nước nhân sâm, điền nhất: Nhân sâm 10g, bột điền thất 3g. Nhân sâm thái lát mỏng, cho vào tô, đổ vừa nước, hầm cách thuỷ 1 giờ. Gạn nước sâm, cho bột điền thất vào, quậy đều, thêm chút đường cho dễ uống. Uống thay nước trà.
Cần lưu ý:
Viêm mũi mạn tính do nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì phải hết sức tránh tiếp xúc với các chất đó, tránh những chất khí có hại như: dầu, khói, khí kích thích. Ngoài ra, nếu người bệnh là người lớn tuổi, thường sức khỏe yếu, thì cần rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi thích đáng. Thông thường, khi sức khỏe khôi phục, bệnh viêm mũi cũng sẽ giảm đi.
Người bị viêm mũi mạn tính do phế nhiệt nghẽn nên ăn thứ có tác dụng thanh nhiệt như: mướp đắng, giá đậu xanh, mướp, cá, thịt, tỳ bà, lê, chuối tiêu… Nếu là thuộc loại bệnh do phế tỳ khí hư, nên ăn các thứ có tác dụng bổ ích phế tỳ như: táo tàu, ý dĩ nhân, hoài sơn, trứng vịt, thịt vịt, phổi lợn… Bệnh này nên kiêng dầu mỡ, ngậy nhiều, đắng, cay, kích thích. Tuyệt đối không uống rượu.
(Theo suckhoedoisong.vn)
Leave a Reply