Củ từ giúp quý ông “cường tráng”
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Củ từ, khoai từ, khoai bướu – Dioscorea esculenta (Lour.) Burk., thuộc họ củ nâu – Dioscoreaceae. Cây thảo có củ mọc thành chùm hình cầu, dạng trứng hay có thùy, nhẵn hay có gai (ở một số thứ mọc hoang), có rễ cứng và biến thành gai. Củ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính màu ngà.
Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên. Lá đơn, mọc so le, nhọn hay có mũi dài và rộng khoảng 8 cm; mép nguyên. Cụm hoa dạng bông đơn tính, bông đực dài đến 20 cm, bông cái mang rất ít hoa. Quả nang cong xuống có cánh rộng đến 12 mm; hạt cũng có cánh.
Cây được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ở nước ta. Khắp các vùng nông thôn từ Bắc vào Nam đều có trồng. Do trồng trọt lâu đời mà người ta tạo được những giống trồng không gai và trồng bằng hạt.
Chế biến làm thực phẩm: củ từ to bằng củ khoai tây trung bình, có vỏ ngoài bong ra, tróc thành khoanh vàng đều. Thịt trắng, ngon hơn và không có vị nhạt và nhầy như khoai vạc. Dùng nấu ăn thì ngọt, ngon, không độc, dùng thay lương thực.
Sử dụng làm thuốc: củ từ được Lý Thời Trân (thế kỷ 16) ở Trung Quốc xếp vào loại rau với tên cam chư. Nó có vị ngọt, tính bình, bổ hư phạt (mệt mỏi), ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương.
Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng xếp nó vào các loại rau. Sách Lĩnh nam bản thảo ghi:
“Cam chư tục gọi là củ tía (khoai lang tím)
Ngọt bình, không độc, tính hòa hài
Bồi bổ lao thương, tỳ thận khỏe,
Tác dụng so ra giống củ mài”.
Ta gọi nhầm tên nên nhiều khi hiểu sai. Đối chiếu với các tài liệu cũ thì như đã trình bày ở trên, tác dụng của củ từ cũng tốt như củ mài.
Trong khi đó các vị tiền bối còn gọi củ từ với tên thổ noãn.
“Thổ noãn vốn tên thực củ từ,
Ngọt cay, tính lạnh mà hơi độc,
Giải các thứ độc, bổ vị trường
Ho nhiệt họng khô nên dùng gấp”.
Thực ra thổ noãn dùng ở Trung Quốc, ngày nay gọi là hoàng dược tử, tức là khoai dái. O
Theo KHPT
Leave a Reply