3 Bài thuốc chữa sốt xuất huyết từ Đông y
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Khi bị sốt xuất huyết, theo Lương y Vũ Quốc Trung, bạn có thể sử dụng 3 bài thuốc hiệu quả chữa sốt xuất huyết sau.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra nhiều trong mùa mưa. Dưới đây là cách sử dụng 3 bài thuốc trị sốt xuất huyết. Lưu ý là nên tham khảo thêm người có chuyên môn.
1. Giai đoạn sốt cao xuất huyết (nhiệt độc vào phần vệ, phần khí). Lúc này, người bệnh thường sốt cao, người li bì, mệt mỏi, miệng khô, khát nước, nhức mỏi các khớp xương – cột sống lưng, tiểu tiện ít, có khi đỏ, có máu, đại tiện táo, buồn nôn có thể nôn ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa.
Trên da có nhiều nốt xuất huyết. Sắc mặt đỏ, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa lúc này là, thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết – chỉ huyết, giải độc.
Lá khế được dùng trong bài thuốc chữa sốt xuất huyết.
Bài thuốc dùng gồm các vị: kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 18g, mã đề 10g, rau má 10g, lá tre (trúc diệp) 10g, cúc hoa 16g, cây cối xay 10g, lá khế 10g, cỏ rễ tranh 10g, sinh địa 10g, chia uống 3 lần trong ngày.
2. Giai đoạn thanh nhiệt, giải nhiệt (giải độc vào phần dinh, phần huyết), lúc này ngoài những triệu chứng nói trên, nếu nhiệt vào lạc có thể gây xuất huyết dưới da (ban chẩn), nếu vào mạch gây chảy máu trong (nôn máu, đi tiêu ra máu).
Phép chữa lúc này là, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
Bài thuốc dùng gồm: cỏ nhọ nồi tươi 16g, hạ khô thảo 10g, cối xay sao vàng 8g, rễ cỏ tranh 16g, sài đất 16g, hoa hòe sao vàng 10g, kim ngân hoa 10g, gừng tươi 3 lát.
3. Giai đoạn hồi phục. Lúc này hết xuất huyết, người mệt mỏi ăn uống kém, sốt hâm hấp về chiều, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhỏ.
Nếu tỳ khí hư (hoặc tỳ dương hư) thì sẽ có triệu chứng như: mệt mỏi, tay chân lạnh, chán ăn, ra mồi hôi, nước tiểu trong, đại tiện lỏng cho uống bài thuốc.
Lúc này dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 12g, trần bì 6g, bạch biển đậu 12g, ý dĩ 10g, nhục đậu khấu 8g, liên nhục 12g, hoài sơn 12g, mạch nha 8g, kê nội kim 8g.
Nếu vị âm bất túc, có các triệu chứng: chán ăn, miệng khát, môi khô, tiểu tiện ít, táo bón, chất lưỡi đỏ, thì dùng bài thuốc gồm các vị: nhân sâm 10g, ngũ vị tử 8g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày. Cách sắc: nước thứ nhất, cho 3 chén nước vào nồi cùng các vị thuốc, nấu còn 1 chén, cho nước thuốc ra; nước hai tiếp tục cho 2 chén nước vào, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Leave a Reply