Sai lầm trong chế biến rau khiến cho nhiều người dễ bị mắc bệnh ung thư mà không biết
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Rau mồng tơi mát, thanh nhiệt, được nhiều người thích ăn đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, rau mồng tơi chứa nhiều purin – một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.
Thói quen chế biến, ăn rau không hợp lý có thể khiến cho lượng hóa chất trong rau vẫn còn và gây hại cho sức khỏe của bạn
Rau ngót
Theo đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Về mặt ẩm thực, rau ngót cũng là một loại rau rất dễ ăn và kết hợp cùng các món khác. Nếu dùng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Rau muống
Nếu bạn có vết thương trên da không nên ăn rau muống vì sẽ gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn.Đặc biệt không nên ăn rau muống chưa chín. Trong rau muống có thể chứa sán lá và nhiều ký sinh trùng, nếu nấu không kỹ, những loại ký sinh trùng đó chưa chết, khi vào cơ thể người có thể gây ra triệu chứng đau bụng, khó tiêu…
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi mát, thanh nhiệt, được nhiều người thích ăn đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, rau mồng tơi chứa nhiều purin – một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.
Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng. Vì vậy, những người bị sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi.
Rau dền
Thời tiết nóng bức, rau dền giúp giải nhiệt lại rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.
Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận. Rau dền nấu chín không nên hâm nóng lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.
Những sai lầm khi chế biến khiến bông cải xanh mất chất dinh dưỡng:
Rửa một cách tùy tiện
Bông cải xanh có kết cấu đặc biệt, bên trong rất dễ lưu lại thuốc trừ sâu và côn trùng, nếu chỉ rửa dưới vòi nước thì vẫn không đạt hiệu quả làm sạch. Do vậy, các chuyên gia kiến nghị, cắt bông cải xanh thành miếng nhỏ, ngâm chúng trong nước muối nhẹ khoảng 15 ˜ 20 phút, và sau đó rửa sạch chúng dưới vòi nước chảy.
Dùng dao cắt vụn
Cụm hoa bông cải xanh gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, nếu nó được cắt trực tiếp trên thớt, nhiều nụ hoa nhỏ sẽ bị vụn nát, điều này rất phí phạm, và khi xào nấu sẽ làm mất chất dinh dưỡng của bông cải xanh.
Trước hết, bạn cắt hết lá để sang một bên, rồi dùng mũi dao cắt một vòng tròn quanh lõi súp lơ và tách các múi hoa ra. Cắt các múi hoa lớn thành từng miếng nhỏ đều nhau, sau đó thái lõi thành các múi hoa nhỏ hoàn chỉnh.
Xào rau trong thời gian dài
Sai lầm này cũng là sai lầm nghiêm trọng nhất. Thời gian xào bông cải xanh không nên quá dài, cũng không được xào quá lâu trên nhiệt cao, nếu không sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh. Do vậy, lựa chọn phương pháp nấu bông cải xanh đúng cách vô cùng quan trọng, để đảm bảo giữ được tất cả các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Leave a Reply