Vì sao đôi bàn chân được coi là “trái tim thứ 2″ của cơ thể?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Hai bộ phận cơ thể phải bảo vệ đặc biệt khi trời lạnh nếu không sẽ phải nhập viện
Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung đang trải qua những ngày lạnh nhất kể từ đầu mùa Đông đến nay. Nhiều độ nhiều nơi ở miền núi phía Bắc đã xuống dưới 0 độ C. Còn tại Hà Nội đã có lúc nền nhiệt xuống dưới 10 độ C.
Với điều kiện thời tiết khắc nhiệt, không ít người đã phải nhập viện khám và điều trị do mắc các bệnh liên quan đến thời tiết lạnh. Đối với trẻ nhỏ chủ yếu là mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, còn người cao tuổi thì bị liệt giây thần kinh số 7 ngoại biên, tai biến, đột quỵ.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân một phần là do người dân chủ quan, không bảo vệ cơ thể khi nhiệt độ giảm sâu. Điển hình như cho trẻ đi chơi không bịt kín khi trời lạnh, đi ra trời lạnh đột ngột khi ngủ dậy hoặc đi tập thể dục quá sớm khi trời lạnh.
Ths.BS Dương Văn Tâm (BV Châm cứu Trung ương) cho biết, trong những ngày thời tiết lạnh giá như hiện nay ngoài việc vệ sinh, ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể, thì mọi người dân phải đặc biệt lưu ý bảo vệ đôi bàn chân và hệ hô hấp.
“Không chỉ có trẻ nhỏ mà cả những người trưởng thành cũng phải bảo vệ hai bộ phận cơ thể này, vì đây là những bộ phận nhạy cảm dễ bị “tổn thương”, gây nhiễm bệnh khi trời lạnh”, BS Tâm chia sẻ.
Đối với đôi bàn chân BS Tâm cho rằng, đây được coi là “trái tim” thứ 2 của cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người chú ý giữ sức khỏe toàn cơ thể, nhưng thường bỏ qua đôi bàn chân.
Bàn chân liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể nên cần phải bảo vệ cẩn thận.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều đưa ra các nghiên cứu khẳng định vai trò rất quan trọng của đôi bàn chân. Mỗi bàn chân có chứa rất nhiều dây thần kinh và rất nhiều mạch máu liên kết đến tim, cột sống, não, gan, thận…
“Vào mùa đông nhiều người không giữ ấm đôi bàn chân, dễ bị thâm nhiễm lạnh. Nếu như bàn chân bi thâm nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là lục phủ, ngũ tạng.
Ví dụ, người để chân bị lạnh qua đêm sẽ dẫn tới thận bị tổn thương, tỳ dương hư sáng sớm ngủ dậy sẽ đau quặn bụng, đi ngoài tiêu chảy”.
Phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến đường hô hấp của trẻ khi trời lạnh.
Ngoài bàn chân, BS Tâm cũng đặc biệt lưu ý, nhất là với trẻ nhỏ phải đặc biệt chú ý bảo vệ đường hô hấp. Bởi thời tiết lạnh như hiện nay, nếu không bảo vệ và vệ sinh tốt đường hô hấp thì sẽ dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp trên, nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới.
Thực tế, tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), BV Nhi Trung ương trong những ngày vừa qua có 30 đến 50% số trẻ nhập viện là liên quan đến đường hô hấp. Trong đó phổ biến là: viêm xoang, amidan, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi…
Cuối cùng, BS Tâm khuyến cáo, người dân tuyệt đối không nên đi chân trần trong những ngày lạnh giá như hiện nay, kể cả là những gia đình có thảm hoặc lát nền sạch sẽ. “Vào buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm nấu với gừng, lá lốt, lá gừng, lá lốt, lá tre, muối… hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.
Ngâm chân có tác dụng điều trị các bệnh về viêm thấp khớp, tê thấp, tê bì chân. Ngân chân trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn”, BS Tâm khuyên.
Còn đối với việc bảo vệ đường hô hấp, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ra ngoài khi trời quá lạnh. Không nên đến chỗ đông người nơi nghi ngờ có mầm bệnh. Khi ra ngoài cần che kín mặt cổ, tai cho trẻ. Người lớn không nên đi tập thể dục quá sớm, buổi sáng khi ngủ dậy không nên đột ngột ra ngoài mà nên làm quen với môi trường trước để tránh bị cảm hoặc liệt giây thần kinh số 7.
Leave a Reply