Tắm lá gì tốt nhất khi bị bệnh thủy đậu?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Bị thủy đậu nên tắm lá gì là thắc mắc của rất nhiều người bởi việc chăm sóc tốt thì bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại sẹo trên cơ thể.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh do virus gây nên, ủ bệnh từ 11 đến 18 ngày. Những biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, cơ thể mệt, sau 24 h thì sẽ bị nổi mụn, ngứa. Nốt mụn toàn thân, ở chân tay, đầu mặt. Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ nhiễm khuẩn, số lượng mụn mọc nhiều hay ít.
Bệnh thủy đậu dễ phát sinh vào mùa xuân
Bên cạnh việc dùng thuốc tây chữa thì bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian trị thủy đâu. Vậy bị thủy đậu tắm lá gì tốt?
Bị thủy đậu tắm lá gì?
Lá kinh giới
Kinh giới thảo dược từ tự nhiên, vị thuốc Đông Y để chống viêm, kháng khuẩn , làm khô nốt mụn nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng khoảng 100g kinh giới, rửa sạch, đun cùng 3l nước trong 30 phút, pha thêm với nước sạch để nước ấm. Dùng khăn mềm lau người, tắm để trị bệnh thủy đậu.
Bị thủy đậu tắm lá tre
Một số lá sẽ có tác dụng giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị thủy đậu. Lấy 1 nắm lá tre, chọn loại sạch, rửa sạch sau đó đun với nước. Đun lá tre với 3 lít nước sôi. Pha nước nấu lá tre cùng với nước sạch để tắm và lau người sạch. Kiên trì áp dụng thì những triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
Lá sầu đâu
Theo các bác sĩ đông y thì tắm lá sầu đâu cũng sẽ giúp trị bệnh thủy đậu. Lá sầu đâu chuẩn bị khoảng 300g, rửa sạch và đun sôi với nước để trong 30 phút. Sau đó pha nước đun lá sầu đâu với nước lạnh để cho ấm và tắm. Tắm lá sầu đâu sẽ giảm ngứa, những tổn thương trên da sẽ phục hồi nhanh chóng.
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược thì ngoài việc quan tâm đến bị thủy đậu tắm lá gì? Thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
– Bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm:
– Thủy đậu gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
– Bệnh lây lan nhanh từ người này sang người khác đặc biệt là ở trẻ em. Khi tiếp xúc với chất nhầy của người bệnh thông qua quần áo, da hoặc tiếp xúc với nước bọt bằng đường không khí khi giao tiếp.
– Mùa xuân, độ ẩm cao là điều kiện dễ phát sinh bệnh thủy đậu và nhiều dịch bệnh khác. Vì thế nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của thủy đậu thì phải cách ly cho đến khi nào nốt đã đóng vảy.
– Khi bị bệnh thì vệ sinh cơ thể sạch sẽ, để nhanh chóng dịu da, đồng thời ngăn chặn bội nhiễm.
– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
– Điều trị bệnh cần kiêng gió, kiêng nước và uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Leave a Reply