Chữa suy nhược, thiếu máu với cây nhọ nồi
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo y học cổ truyền cây có vị ngọt, đắng nhẹ, tính lương vào hai kinh can (gan) và thận, có tác dụng bổ thận âm, chừ huyết lỵ. Dùng điều trị can thận âm hư, kiết lỵ, đại tiện ra máu, giúp râu tóc đen trở lại.
Cỏ nhọ nồi, có vị đắng là loại cây nhỏ sống vài năm, thường mọc hoang ở cánh đồng, bờ ao, vườn nhà. Khi người già bị bệnh nhẹ, không muốn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tây thì có thể dùng một số bài thuốc sau.
Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi 20g, bồ công anh 20g, củ rẻ quạt 12g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Cầm máu: Khi bị va chạm, mụn nhọt chảy máu, thậm chí có mủ, bạn giã khoảng 50g nhọ nồi, cho ít muối trắng, giã vắt lấy bã, dùng khăn mềm đắp vào chỗ chảy máu, mụn nhọt trong khoảng 10 phút sẽ cầm máu, chỗ bị mụn sẽ đỡ sưng tấy, bã nhọ nồi sẽ hút mủ ra.
Chữa khạc ra máu: Cỏ nhọ nồi 60g, rễ cỏ tranh 40g, thêm ít thịt lợn nạc, ninh tất cả với nhau lấy ngày 3 lần nước uống.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Leave a Reply