Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Ở giai đoạn muộn hơn của viêm phế quản mạn tính thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy nặng ngực, dần dần khó thở thực sự.
Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý về đường hô hấp, ngày càng nhiều những trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Vậy làm thế nào xử lý khi bị viêm phế quản mạn tính?
Trong bệnh viêm phế quản mạn tính thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhày hoặc mủ và khó thở.
Giai đoạn đầu của bệnh viêm phế quản mạn tính là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho 5-6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài gây ho càng nhiều, đờm càng ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng), khối lượng đờm do ho, khạc ra trong 1 ngày có khi lên tới 10ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho càng ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên, bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể.
Ở giai đoạn muộn hơn của viêm phế quản mạn tính thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy nặng ngực, dần dần khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể, do đó người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).
Viêm phế quản mạn tính thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. Viêm phế quản mạn tính lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thuỳ và phân thuỳ). Nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại viêm phế quản mạn tính lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). Viêm phế quản mạn tính thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%), thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây hội chứng tắc nghẽn thở ra (syndrome obstructif expiratoire) dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở người cao tuổi.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc Nam
1. Chữa viêm phế quản mãn tính ở người già bằng nấm linh chi
Thành phần: Nấm linh chi 13g, Ngụ vị từ 15g, Tử tô 15g, Đương quy 15g, Xuyên khung 15g, Cam thảo 14g, Quế bi 12g, Bồi hương 5g, Trần bì 5g, nhục đậu khấu 5g, đường trắng vừa đủ.
Cách chế biến: Toàn bộ thuốc trên cắt nhỏ, cho vào nồi đất, đổ nước đun sôi, hạ lửa nhỏ nấu 1 giờ, rót lấy nước, đổ nước khác sắc tiếp nước thứ 2, hòa chung 2 nước lại một, để lắng 8 giờ, dùng vải gạc lọc qua, hòa đường trắng vào để uống.
Cách dùng: Chia uống 2 lần sáng, chiều. Dùng liên tục 15-20 ngày.
Công hiệu: Trị viêm phế quản mạn tính ở người già, hen phế quản, cholesterol trong máu cao, suy nhược thần kinh, viêm gan mạn tính. Ngoài ra còn có tác dụng kiện vị, tiêu viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp.
2. Cải xoong chữa bệnh viêm phế quản mạn tính
Cải xoong là món ăn rất có lợi cho sức khoẻ, giúp chống ôxy hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hóa.
Món rau cải xoong xào tỏi hay đem luộc chấm xì dầu rất tuyệt vời. Một ngày ăn khoảng 10-15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể, chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.
Trong 100g cải xoong, protein chiếm 1,7-2g, chất béo 0,2-0,3g, gluxit 3-4g, chất xơ 0,8-1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao, 20-30mg/100g…
Tác dụng thanh nhiệt: Vào mùa khô hanh, mùa hè nhiều người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt chỉ cần nấu canh rau cải xoong ăn sẽ có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu nghiệm.
Leave a Reply