Giải nhiệt mùa hè với chua me đất mọc bờ đê
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Theo Đông y, chua me đất thường dùng lá là chính, mùa thu hái hợp lý là vào tháng 6 – tháng 7, khi những cơn mưa rào làm loài cây này trở nên tươi tốt hơn bao giờ hết. Với vị chua, tính lạnh, chua me đất có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm và lương huyết.
Vùng nông thôn không ai xa lạ gì với cây chua me đất. Vị chua, tính lạnh, chua me đất có tác dụng hiệu quả trong việc làm thanh nhiệt, tiêu viêm, tán ứ, lương huyết – đây là một trong những vị thuốc lâu đời của Đông y.
Chua me đất là loài thân cỏ, mọc sát mặt đất, lá xanh tươi, thân có lông. Đặc biệt là một lá gồm ba lá chét hình trái tim tạo thành, hoa màu vàng (chua me đất có ba loại: chua me núi, hoa trắng, vân hồng; chua me đất hoa hồng; chua me đất hoa vàng – đây là loại thường gặp nhất và được đề cập trong bài viết).
Theo Đông y, chua me đất thường dùng lá là chính, mùa thu hái hợp lý là vào tháng 6 – tháng 7, khi những cơn mưa rào làm loài cây này trở nên tươi tốt hơn bao giờ hết. Với vị chua, tính lạnh, chua me đất có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm và lương huyết.
Tuy nhiên, theo phân tích của các tài liệu y khoa, trong chua me đất có chất oxalat có thể làm tăng lượng sỏi, do đó, những ai có sỏi đường tiết liệu tuyệt đối không nên sử dụng vị thuốc này. Mặt khác, chất oxalat cũng có thể gây độc với liều lượng từ 20-30g. Chính vì vậy, chua me dù thanh nhiệt cũng không được dùng quá nhiều.
Dưới đây là một số bài thuốc công hiệu từ cây chua me đất (hoa vàng) để mọi người tham khảo:
1. Chữa nhiệt lâm, huyết lâm – đái dắt, niệu đạo nóng rát, tiểu lần máu: Giã một nắm chua me đất tươi, vắt lấy nước cốt, hòa cùng mật ong uống ngày ba lần, mỗi lần khoảng 50ml.
2. Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Phơi khô giòn chua me đất, sau đó nghiền thành bột mịn. Hãm như hãm trà, ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng từ 9 đến 12g.
3. Chữa táo bón, tiểu dắt: Mã đề và chua me đất, mỗi thứ khoảng 20g tươi, thêm chút đường vào, giã nát vắt lấy một chén nước cốt uống, nếu đại tiện hay tiểu tiện chưa thông lại uống tiếp.
4. Chữa bị đòn, bị ngã bong gân sưng đau: Chua me đất một nắm lớn, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
5. Chữa rôm sảy ngứa ngáy: lấy lá chua me đất, rửa sạch, vò nát, xát vào chỗ da ngứa.
6. Chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước: Chua me đất một nắm, rửa sạch, giã nát, chế nưới đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia ra uống dần.
7. Chữa ho do thử nhiệt (nắng nóng): Chua me đất 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.
8. Viêm họng sưng đau: Chua me đất 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.
9. An thần, chữa mất ngủ: Chua me đất 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.
10. Chữa huyết áp cao: Chua me đất 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.
Leave a Reply