Bé 12 tuổi bị sán lá xâm chiếm khắp phổi chỉ vì sở thích ăn đồ nướng
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Tuy nhiên thực sự thông qua đây nó có thể nhắc nhở tất cả các bậc phụ huynh, nhất định phải để ý nghiêm túc việc ăn uống của con, tránh cho con ăn những đồ tái hoặc chưa chín, nhất là các loại hải sản và các loại thịt. Và từ đó thay đổi thói quen thích ăn đồ sống của con.
Đó là một cậu bé trai 12 tuổi với lá phổi bị trống rỗng, sau khi được các bác sĩ kiểm tra thăm khám bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị bệnh sán lá phổi, và trong lá phổi của cậu bé đã hình thành và bị rỗng từ lâu, tổn thương này không có cách nào khăc phục được.
Bệnh sán lá phổi với 40 loài khác nhau, thuộc giống Paragonimus được phát hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam nhưng chỉ có trên 10 loài gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani.
Sán lá phổi (Ảnh: Internet)
Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm xuống họng ra ngoài môi trường hoặc theo phân khi nuốt đờm. Trứng rơi xuống nước, nở ra ấu trùng lông (miracidium), chui vào ốc phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria), ấu trùng đuôi rời ốc chui vào tôm cua nước ngọt tạo nang ở các cơ quan và phủ tạng (ấu trùng nang-metacercaria). Khi người hay súc vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột (ấu trùng thoát nang ở tá tràng), xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi rồi làm tổ ở đó, một số ít cư trú tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não…
Con sán lá phổi to bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, dài 7-13 mm, rộng 4-6 mm, màu đỏ hoặc trắng hồng. Chúng thuộc loài lưỡng tính, nghĩa là trên một con sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Sán chủ yếu ký sinh trong phổi, làm nang trong tiểu phế quản nhỏ của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo. Trứng sán có màu nâu sẫm, hình bầu dục, có nắp, kích thước: dài 80 – 120 µm – rộng 4-8 µm vỏ dày, bên trong có chứa phôi.
Phổi nhiễm sán
Trong trường hợp đơn thuần không dễ dàng lý giải về tính nghiêm trọng của bệnh sán lá phổi. Theo bác sĩ điều trị, sau khi mắc bệnh bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, đờm có máu, tức ngực… Và có các triệu chứng gấn giống như triệu chứng của bệnh lao, bởi vậy bệnh sán lá phổi dễ bị hiểu nhầm là bệnh lao.
Vậy bệnh sán lá phổi phát triển như thế nào, tại sao nó có thể nghiêm trọng như vậy?
Ký sinh trùng có thể lên tận não
Theo chia sẻ của bác sĩ điều trị bé trai này bị sốt nhẹ một thời gian dài có kèm ho ra máu đã đi khắp nơi thăm khám điều trị và cuối cùng tới đây mới được chẩn đoán bị sán lá phổi. Nói một cách đơn giản là thể sán ký sinh trong lá phổi và phát triển ký sinh vào trung thất, có thể đi dọc theo động mạch để thâm nhậm vào não, thời gian ủ bệnh rất lâu từ mười ngày cho tới thời gian 10 năm và lâu hơn.
Vậy tại sao cậu bé lại mắc phải loại bệnh này?
Món thịt nướng không kỹ sẽ rất nguy hiểm
Đây là câu hỏi mà tác giả đặt ra và tin rằng độc gia đọc tới đây đều thấy thắc mắc. Qua thăm dò tìm hiểu, phát hiện ra cậu bé này rất thích ăn đồ nướng, đặc biệt là các loại thực phẩm chưa chín kỹ.
Các bác sĩ nhắc nhở mọi người “Bệnh từ miệng vào” câu nói này quả là không sai, để đoạn tuyệt với bệnh sán lá phổi nhất định hãy “canh giữ” cho tốt cái miệng của mình.
1. Các loại thực phẩm cần qua chế biến ở nhiệt đủ chín
Trứng sán chỉ cần ở trong nước nóng 70℃ trong vòng 3 phút là có thể bị giết chết, trong nước sôi chỉ cần 1 phút cũng đủ làm trứng sán bị tiêu diệt, do đó đối với các loại thủy hải sản nhất định phải nấu chín rồi mới ăn.
2. Đồ sống và chín cần phân chia để bảo quản cất giữ
Để bảo đảm vệ sinh cho các loại đồ ăn đã được nấu chính, những loại đồ ăn đã qua chế biến và những món đồ sống cần chú ý phân loại cất giữ cẩn thận, không nên để chung.
Một số loại ký sinh trùng thường gặp là gì?
Các ấu trùng sán trong thịt lợn, thịt bò Trichinella spiralis, trong các loại ốc và hải sản có vỏ cũng thường có các loại ấu trùng sán và ký sinh trùng dễ lây nhiễm. Nhiều người thích ăn cá sống, ăn gỏi, sushi nhưng hãy thật thận trọng vì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đấy. Các loại rau thủy sinh như rau muống nước cũng vậy, không nên ăn sống.
Ảnh chụp một phụ nữ thường ăn thịt sống, toàn thân bị ký sinh trùng đến mức độ đáng sợ. (Ảnh: Caretify)
Ký sinh trùng và các nang có ở khắp thân người (Ảnh: qua ĐKN)
Ký sinh trùng được lấy từ bệnh nhân hằng ngày thích ăn cá sống, thịt bò sống…
Nhìn thấy những hình ảnh và bệnh án làm cho người ta cảm thấy ghê sợ này, không rõ những người thích ăn thực phẩm sống có cảm thấy chấn động không. Tuy nhiên thực sự thông qua đây nó có thể nhắc nhở tất cả các bậc phụ huynh, nhất định phải để ý nghiêm túc việc ăn uống của con, tránh cho con ăn những đồ tái hoặc chưa chín, nhất là các loại hải sản và các loại thịt. Và từ đó thay đổi thói quen thích ăn đồ sống của con.
Leave a Reply