bé sặc sữa có thể bị bại não thậm chí là chết oan
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Để tránh những biến chứng thương tâm không đáng xảy ra, cha mẹ và người giữ trẻ nên ghi nhớ một số lưu ý trong và sau khi cho trẻ bú, đồng thời biết được những biện pháp sơ cứu tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng có thể cứu được tính mạng trẻ trong lúc nguy cấp.
Trường hợp bé bị sặc sữa vẫn thường xảy ra, gây tắc đường thở, nếu không xử lý kịp thời thì không thể cứu vãn được. Đợi mang đến bệnh viện cấp cứu thì đã quá muộn mất rồi.
Sặc sữa là tình trạng sữa tràn vào đường thở, có thể gây kích thích và lấp đầy đường hô hấp, khiến trẻ bị ngạt, tổn thương thần kinh do thiếu oxy, thậm chí lấy đi tính mạng trẻ chỉ trong chốc lát. Điều quan trọng nhất khi này là nhanh chóng sơ cứu cho trẻ, do đó đòi hỏi các bậc cha mẹ và người giữ trẻ cần biết kỹ năng sơ cứu cơ bản cho trẻ bị sắc sữa.
Đường thở và đường ăn (thực quản) nằm ngay sát thông với nhau. Khi nuốt hay ăn vật gì đó, cơ thể sẽ có phản xạ đóng đường thở bằng một cái nắp, để tránh cho dị vật đi vào đường thở.
Trong một số trường hợp, chiếc nắp này không đóng kịp, khiến thức ăn hay cụ thể ở đây là sữa tràn vào đường thở và gây sặc.
Một số nguyên nhân gây sặc sữa
Do người mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, đang ho.
Sữa mẹ quá nhiều, hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng, khiến lượng sữa chảy nhiều, chảy mạnh, làm trẻ không nuốt kịp.
Trẻ trong và sau bú bị trớ, sữa từ dạ dày trào lên đường thở gây sặc.
Nhận biết trẻ bị sặc sữa
Trẻ bị sặc sữa sẽ có các biểu hiện từ kích thích đường hô hấp cho đến thiếu oxy tổ chức.
Trong hoặc sau khi bú trẻ đột ngột ho, sặc sụa, tím tái. Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng. Trẻ hốt hoảng, chân tay chới với, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng. Trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim và tử vong.
Cách phòng tránh sặc sữa cho trẻ
Chỉ cần ghi nhớ một số lưu ý trong và sau khi cho trẻ bú, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa sặc sữa và tránh được những biến chứng thương tâm cho trẻ.
1. Chọn thời điểm bú
Không nên cho trẻ bú khi đang khóc, đang ho.
Không nên để trẻ đói quá mới cho bú, vì khi đó trẻ bú nhanh, mạnh dễ bị sặc.
Khi trẻ bú no rồi cũng không nên ép trẻ bú thêm.
2. Cho bé bú đúng tư thế
Khi cho trẻ bú bạn chú ý để trẻ ở tư thế đầu cao.
Đối với trẻ bú bình cần cho trẻ bú trong tư thế nằm hơi nghiêng, không nằm thẳng.
Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, để tránh nôn trớ sau bú. Đồng thời nên chăm chú quan sát biểu hiện của trẻ trong khi bú, không nên lơ là làm việc khác (xem điện thoại…)
Bố mải xem điện thoại, không biết con sặc sữa (Ảnh: Internet)
3. Kiểm soát tốc độ dòng sữa
Khi bầu sữa đang căng đầy mà bé lại mút quá nhanh, bạn nên dùng đầu ngón tay bấm nhẹ vào vùng thẫm màu ở đầu ngực để hãm tốc độ chảy của sữa.
Đối với những bé uống sữa công thức thì bạn nên chú ý lỗ thủng ở núm vú không được quá lớn, hoặc bạn có thể mua loại bình có phần chặn dòng sữa đang bán phổ biến trên thị trường.
4. Sau khi bú
Sau khi bú xong không nên đặt bé xuống cho đi ngủ ngay vì sữa có thể trớ và trào vào đường thở.
Tốt nhất bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vỗ vào lưng bé để đẩy lượng khí đang chiếm trong dạ dày, tránh hiện tượng trớ sữa. Khi vỗ, nếu thấy bé ợ hơi ra là bạn đã làm đúng cách rồi.
Hoặc bạn có thể đặt bé nằm nghiêng 30 phút, đầu kê cao 15 độ so với mặt giường, sau đó nằm thẳng.
Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa
Ngay cảKhi trẻ có các biểu hiện của sặc sữa, sơ cứu đúng cách ngay trong những phút đầu tiên là vô cùng quan trọng. Vì bé chỉ có thể chịu được tình trạng thiếu oxy trong vài phút. Khi này cần hết sức bình tĩnh và thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
1. Tống dị vật bằng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực
Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
2. Phương pháp vỗ lưng (hình 1) và ấn ngực (hình 2)
Thông đường thở
Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Để tránh những biến chứng thương tâm không đáng xảy ra, cha mẹ và người giữ trẻ nên ghi nhớ một số lưu ý trong và sau khi cho trẻ bú, đồng thời biết được những biện pháp sơ cứu tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng có thể cứu được tính mạng trẻ trong lúc nguy cấp.
Leave a Reply