Sốt xuất huyết – điều trị sai, Nếu nhận biết muộn sẽ nguy hại như thế nào?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Hãy nhớ rằng, càng để lâu thì những biến chứng với cơ thể người bệnh sẽ càng nặng hơn. Vì thế, khi phát hiện những triệu chứng bệnh nghi bị sốt xuất huyết thì nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị.
Việc nhận biết muộn và điều trị sai hướng bệnh sốt xuất huyết sẽ khiến cho bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một nữ sinh 19 tuổi của Học viện Ngân hàng thuê trọ tại phường Trung Liệt, Đống Đa (Hà Nội) đã tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Cần khẳng định rằng, bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi-rút Dengue cấp tính gây ra. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3 tỷ người sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành với 50-100 triệu người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong lên tới 2,5% hàng năm.
Với những biểu hiện lâm sàng đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng cao nên nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời – người bệnh rất dễ tử vong.
Cần nhấn mạnh rằng, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị sai, nhận biết muộn sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm nặng nề cho người bệnh.
Nhận biết sốt xuất huyết muộn nguy hại thế nào?
Theo Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau.
Độ I: Sốt cao 39 – 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.
Độ II: Sốt cao, nhưng xuất hiện nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.
Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.
Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh.
Thông thường, khi bị sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày và xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dưới da, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.
Nếu để muộn, bệnh nhân rất dễ gặp các biến chứng như thoát huyết tương (lượng albumin trong máu giảm) qua thành mạch, dẫn đến mất 1 lượng lớn thể tích tuần hoàn, gây tràn dịch màng phổi, bụng to, cổ trướng…
Ngoài ra, một biến chứng nữa đó là xuất huyết bất thường – do rối loạn đông máu, suy giảm tiểu cầu gây chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa, suy tạng, xuất huyết não, phổi… và tử vong.
Vậy nếu bạn cứ cố thủ ngang bướng nghĩ sốt xuất huyết đơn giản và điều trị tại nhà thì sao?
Theo các chuyên gia, việc tự ý chữa bệnh sốt xuất huyết ở nhà cực nguy hiểm. Do sốt cao, kéo dài nên cơ thể người bệnh rất mệt, vật vã, li bì, mất nước nghiêm trọng.
Cơ thể mất nước dễ làm máu bị đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc.
Và chính bởi nhiều người nghĩ, sốt cao thì nên truyền dịch để bù nước nên có thể khiến người bệnh bệnh nặng càng thêm nặng.
Đó là do truyền dịch không thích hợp sẽ khiến cơ thể thừa dịch gây phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn. Những bệnh nhân có triệu chứng sốc hay bệnh lý về thận nếu truyền dịch càng nguy hại.
Ốm sốt cao thì cứ thuốc hạ sốt, giảm đau mà uống ư? Cần nhấn mạnh rằng, những thuốc giảm sốt thuộc nhóm aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, viêm dạ dày, giảm tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm, vì thế việc tự ý uống thuốc hạ sốt chỉ khiến cho người bệnh mệt thêm mà chưa chắc có tác dụng gì.
Hãy nhớ rằng, càng để lâu thì những biến chứng với cơ thể người bệnh sẽ càng nặng hơn. Vì thế, khi phát hiện những triệu chứng bệnh nghi bị sốt xuất huyết thì nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị.
Leave a Reply