Con bị chảy máu cam, người mẹ nhét giấy vào mũi con để dẫn đến thảm kịch
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là nên tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu cam để có biện pháp điều trị dứt điểm. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe.
Cậu bé (giấu tên) mới được 2 tuổi và là con trai duy nhất trong gia đình. Một hôm khi đang chạy chơi thì em bị chảy máu cam. Người mẹ liền bảo em ngửa cổ ra để máu ngừng chảy, đồng thời dùng giấy vệ sinh chặn lỗ mũi lại.
Khoảng vài phút sau, cậu bé kêu khó thở, ngột ngạt. Em cố thở bằng miệng nhưng ngất xỉu ngay sau đó. Người mẹ hoảng hốt, vội tháo giấy bịt mũi cho con và bế bé vào viện cấp cứu. Chẳng ngờ các bác sĩ sau khi kiểm tra lại thông báo tin dữ: “Rất tiếc bé qua đời rồi”.
Vì sao một hiện tượng tưởng chừng đơn giản như vậy lại có thể dẫn đến cái chết thương tâm của một đứa bé?
Tiến sĩ Ben Lam đến từ Trung tâm Y khoa Raffles Hong Kong cho biết: “Việc ngửa đầu ra khi bị chảy máu cam là không nên vì tư thế này sẽ khiến máu chảy ngược xuống cuống họng. Nếu máu chảy xuống cổ họng, nó có thể chảy qua lỗ thông khí và gây sặc máu. Nếu bạn nuốt máu, máu sẽ chạy xuống dạ dày và gây khó chịu dạ dày, dẫn đến buồn nôn, đau và ói mửa”.
Thật vậy, khi bị chảy máu cam mà làm động tác ngửa cổ lên, máu rất dễ chảy vào phổi và gây ngạt thở. Nếu như gặp ngoại thương dẫn đến chảy máu, nguyên nhân rất có thể do tủy hàm bị tổn thương. Nếu trường hợp này chặn không cho máu chảy ra ngoài, nó sẽ chảy ngược lên não và gây nhiễm trùng nội sọ.
Cách cấp cứu đúng khi bị chảy máu cam. (Ảnh trái)
Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam
Tiến sĩ Lam khuyên phụ huynh hãy để bé bình tĩnh lại và ngồi xuống. Đầu bé hơi cúi về phía trước để dễ nhổ máu trong miệng ra. Đồng thời phụ huynh dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu (trường hợp chỉ chảy 1 bên), hoặc ép chặt cả 2 bên cánh mũi và cho bé thở bằng miệng. Nếu máu vẫn chảy sau 10-15 phút ép chặt, bạn hãy đưa bé đến trạm y tế gần nhất.
Cách thứ 2 là bạn cho bé giữ đầu thẳng để tránh gia tăng huyết áp lên đầu, sau đó chườm 1 viên đá lạnh ở cánh mũi, rồi chặn 1 lỗ mũi trong 15 phút. Làm tương tự với lỗ mũi bên kia đồng thời cho bé thở bằng miệng. Nếu mũi chưa ngừng chảy máu (do bị chấn thương) thì hãy gọi cấp cứu.
Cách cấp cứu đúng khi bị chảy máu cam.
– Tuyệt đối không dùng tay bóp lỗ mũi (như cách bạn bịt mũi khi ngửi thấy mùi hôi thối) vì nó có thể khiến máu chảy ngược trở lại vào cuống họng và gây ra các tình trạng như đã nói.
– Không nên để trẻ ngoáy mũi vì hành động này có thể kích thích gây chảy máu cam.
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến nhưng nếu xảy ra ở trẻ nhỏ thì không nên xem nhẹ. Cách cấp cứu này cũng áp dụng hiệu quả cho cả người lớn. Do đó, nếu trước nay bạn luôn sơ cứu sai cách thì sau này hãy rút kinh nghiệm nhé. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là nên tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu cam để có biện pháp điều trị dứt điểm. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe.
Leave a Reply