Những “cửa ngõ cơ thể” nếu không được xoa bóp hàng ngày tác dụng không kém gì thuốc bổ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Bột Tẩy Uế chính hiệu, sản phẩm không thể thiếu của mọi nhà !!!
Tinh dầu chanh có tác dụng sát trùng, giảm nhiệt, giảm đau. Đồng thời, loại tinh dầu này còn có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp da chân sáng đẹp và căng mịn.
Theo quan niệm của Trung y, tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có vùng đại diện ở bàn chân. Vì vậy, chăm sóc tốt cho đôi bàn chân chính là một trong những phương pháp dưỡng sinh đơn giản, hiệu quả và vô cùng tiết kiệm.
Massage kích thích huyệt vị ở chân
Khi day hoặc bấm các huyệt vị ở bàn chân có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ.
Xoa bóp huyệt Giải Khê
Huyệt nằm ở ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.
Thường xuyên xoa bóp huyệt vị này có tác dụng hỗ trợ điều trị tổ thức mềm quanh khớp cổ chân bị viêm, có tác dụng tích cực với bệnh nhân bị teo cơ, thiếu máu não, viêm thận.
Xoa bóp huyệt Thái Khê
Huyệt Thái Khê nằm ở gần mắt cá trong của chân, là phần hơi lõm có thể nhận biết bằng mắt thường,
Thường xuyên xoa bóp huyệt Thái Khê có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh lý về thận, đặc biệt là viêm thận mạn tính.
Xoa bóp huyệt Dũng Tuyền
Để xác định huyệt Dũng Tuyền, bạn chỉ cần co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ lõm xuất hiện ở 1/3 trước gan bàn chân chân chính là vị trí của huyệt.
Dũng Tuyền được coi là huyệt trường thọ của con người. Kích thích huyệt vị này mang lại nhiều ích lợi như cố tinh, bổ thận, mắt tinh, tai thính… đẩy lùi nhiều chứng bệnh như đau đầu, choáng váng, ù tai và viêm thận.
Bên cạnh đó, xoa bóp huyệt Dũng Tuyền còn có thể kiện não, tăng cường trí lực, định thần an tâm. Đối với những người làm văn phòng, việc massage huyệt vị này còn giúp bạn thả lỏng cơ thể sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
Duy trì thói quen ngâm chân
Lòng bàn chân được ví như “cửa ngõ” của cơ thể. Do đó, nếu bộ phận này bị lạnh, toàn thân chắc chắn sẽ nhiễm lạnh. Ngược lại, nếu lòng bàn chân được giữ ấm, cơ thể cũng tránh được hàn khí xâm nhập.
Để chăm sóc tốt cho vị trí “cửa ngõ của cơ thể” này, ngâm chân được xem là một phương pháp vô cùng hữu hiệu.
Khi ngâm chân, thông thường ta sẽ chuẩn bị một chậu nước nóng và thả chân vào. Hình thức đơn giản này có tác dụng khai thông kinh lạc, tĩnh tâm và an thần.
Tuy nhiên ít ai trong chúng ta biết rằng, chỉ cần cho thêm vào nước một số thành phần, công dụng của việc ngâm chân lại có thể tăng lên gấp bội.
Những cửa ngõ cơ thể nếu được xoa bóp hàng ngày tác dụng không kém gì thuốc bổ – Ảnh 4.
Ngâm chân kết hợp một số nguyên liệu đơn giản sẽ mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Hai cách pha nước ngâm chân dưới đây không những không tốn thời gian mà còn có thể cải thiện sức khỏe của bạn.
Dùng nước muối ngâm chân
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giúp chân sạch sẽ, khiến cho cơ thể khoan khoái, thoải mái. Ngâm chân bằng nước muối là một phương pháp dưỡng sinh đơn giản nhưng hiệu nghiệm.
Bên cạnh đó, muối có chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Do đó, ngâm chân vào nước muối có tác dụng xua tan mệt mỏi, khiến cho thần kinh được thả lỏng, có tác dụng tĩnh tâm an thần. Đây là phương pháp thư giãn tốt nhất sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Dùng tinh dầu ngâm chân
Các loại tinh dầu chứa “hormone thực vật” có tác dụng điều hòa công năng của cơ thể. Bởi vậy, sử dụng tinh dầu ngâm chân cũng là một biện pháp dưỡng sinh hiệu quả.
Hai loại tinh dầu tốt nhất có thể kể đến là tinh dầu hoa oải hương và tinh dầu chanh.
Mùi hương thơm mát của oải hương có tác dụng an thần, an giấc, giảm bớt mệt mỏi, đồng thời còn có khả năng giảm đau tốt, trị bong gân, thấp khớp…Bên cạnh những tác dụng về tinh thần, tinh dầu oải hương còn rất hữu hiệu trong việc chống khô da.
Tinh dầu chanh có tác dụng sát trùng, giảm nhiệt, giảm đau. Đồng thời, loại tinh dầu này còn có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp da chân sáng đẹp và căng mịn.
Leave a Reply